Phương pháp đẻ không đau giúp sản phụ giảm cảm giác đau đớn trong quá trình sinh nở
Sinh con muộn, con có nguy cơ mắc ung thư máu
Sinh con trên máy bay mới biết mình mang thai
Muốn sinh con thông minh, bà bầu nên bổ sung iod
Có phải đàn ông lớn tuổi dễ sinh con bị tự kỷ?
Trả lời:
Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa Thái Hà, cho biết:
Chào bạn! Mặc dù sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thường, nhưng nó cũng gây ra một mức độ đau nhất định cho sản phụ. Phương pháp đẻ không đau phổ biến hiện nay được dùng là phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Để thực hiện, bác sỹ gây mê sẽ dùng một bộ kim đặc biệt có dây luồn bằng chất dẻo đưa vào khoang ngoài màng cứng ở vùng cột sống thắt lưng, rồi cố định ở đó; sau đó thuốc tê được bơm vào qua một bơm tiêm điện với nồng độ thuốc được duy trì ở một liều đủ để sản phụ không còn cảm giác đau, nhưng các cơn gò tử cung vẫn xảy ra đều đặn và thúc đẩy cuộc chuyển dạ.
Lợi ích của việc gây tê ngoài màng cứng để không đau và sẽ giúp sản phụ tiết kiệm sức để rặn đẻ tốt hơn vì không phải trải qua những cơn chuyển dạ đau đớn, nhờ đó quá trình vượt cạn cũng nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và em bé ít bị sang chấn hơn. Đây cũng là phương pháp đặc biệt có giá trị với những trường hợp sinh đẻ mà cơn đau chuyển dạ kéo dài và gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có những lợi ích như vậy, nhưng đẻ không đau cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm vì vậy sản phụ nên cân nhắc.
Một số sản phụ sau khi được gây tê màng cứng cảm thấy chóng mặt, lạnh run, buồn nôn, nôn, khó vận động chân sau khi tiêm thuốc, hoặc bị nhức đầu nhẹ sau sinh. Trong một vài trường hợp, chị em có thể gặp phải cảm giác lạ ở vùng mông, đùi như rát, bỏng, nóng… trong thời gian ngắn hậu sản. Ngoài ra, thuốc tê có thể gây giãn mạch, hạ huyết áp, trụy tim ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi.
Bình luận của bạn