Ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng với trẻ sơ sinh

Nên căn nhắc kĩ mọi rủi ro cho mẹ và bé do gây tê ngoài màng cứng khi sinh nở

Các mẹ cần biết những lưu ý về chu kỳ kinh nguyệt sau sinh

Có biết được trẻ bị tan máu bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ?

Sinh con dưới nước liệu có an toàn?

Cảnh báo phụ nữ mắc căn bệnh này phải có con ngay kẻo vô sinh

Thai suy

Pitocin là một loại hormone thường được sử dụng để kích thích hoặc duy trì cơn đau đẻ hay để kiểm soát sự xuất huyết sau khi chuyển dạ. Kích thích chuyển dạ bằng pitocin không được kiến nghị trừ khi có một số nguyên nhân y khoa nhất định. 

Bất cứ ảnh hưởng nào đến sản phụ cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trước khi sinh. Điều đó cũng đúng với gây tê ngoài màng cứng. Quá trình thực hiện gây tê thường làm hạ huyết áp của sản phụ. Điều này sẽ gây nguy hại cho trẻ. Khi huyết áp của sản phụ bị giảm, lượng oxy và dinh dưỡng cho thai nhi cũng giảm. Điều này được gọi là thai suy, được biểu hiện bởi nhịp tim thai nhi chậm và biến đổi bất thường. Do đó, có thể phải cần đến các sự can thiệp sinh đẻ như tiêm pitocin để gia tăng tốc độ sinh không tự nhiên, dùng kẹp, giác hút hoặc mổ lấy thai.

Suy thai có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề về thần kinh đối với thai nhi, thậm chí có thể khiến thai nhi chết trong tử cung hoặc trong quá trình chuyển dạ

Khó khăn sau khi sinh

Ảnh hưởng phụ của việc gây tê ngoài màng cứng cũng được ghi nhận ở trẻ sau sinh. Theo nhà giáo dục sinh nở Debbie Amis trong “Chuẩn bị sinh con theo cách gia đình” với việc tiếp nhận gây tê trong 10 phút, thuốc gây tê sẽ từ khoang ngoài màng cứng sẽ theo dòng máu của mẹ mà đi vào cơ thể thai nhi. Liều này của thuốc có thể gây ra tình trạng uể oải, buồn ngủ và khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng bú, liên kết và khả năng phục hồi sau sinh.

Các ảnh hưởng của việc sinh nở kéo dài

Theo American Congress of Obstetrics and Gynecology, việc gây tê ngoài màng cứng sẽ kéo dài việc sinh nở khoảng 45-90 phút so với sinh nở không dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê. Vấn đề trong việc kéo dài sinh nở là nó gia tăng thời gian thai nhi tiếp xúc với thuốc, do đó tăng cường các tác dụng phụ được kể ở trên.

Ngoài ra, nếu túi ối đã vỡ, sẽ có một sự gia tăng nhiễm trùng theo thời gian. Sinh nở kéo dài cũng có nghĩa là thời gian trong ống sinh sản kéo dài, gây áp lực và căng thẳng với đầu của thai nhi. Các bác sỹ có thể gia tăng tốc độ gia đoạn thúc đẻ của việc sinh nở thông qua các biện pháp can thiệp như dùng kẹp hoặc giác hút, nhưng điều này cũng gia tăng nhiều rủi ro cho em bé.

Lựa chọn gây tê trong sinh nở được rất nhiều sản phụ lựa chọn nhưng quyết định đó phải được cân nhắc cẩn thận và chuẩn bị kĩ càng cho phòng ngừa các rủi ro cho cả mẹ và bé.

Ngân Giang H+ (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ