Ngôi nhà này đã từng là nơi ở của Hoàng Thái hậu Từ Cung - vợ vua Khải Định
Để có những "ngôi nhà an toàn" cho trẻ
Ngôi nhà nhân nghĩa: Chốn yên bình của hàng trăm em nhỏ
Mưa đá, lốc xoáy làm tốc mái gần 200 ngôi nhà tại Hà Tĩnh
Ngủ nghỉ, tắm giặt như thế nào để tiết kiệm cho Mẹ Trái đất?
Khu nhà số 145 đường Phan Đình Phùng, Phường Phú Nhuận, thành phố Huế, bên dòng sông An Cựu, đã từng là nơi ở của Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (tức Bà Từ Cung), vợ vua Khải Định (1916 - 1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là mẹ vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng triều Nguyễn trị vì từ 1926 - 1945.
Bà Từ Cung đã mua lại ngôi nhà này vào năm 1955, sau khi bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An Định, vốn là biệt cung của triều Nguyễn dành cho Bà trước năm 1945 và vẫn là nơi ở của bà sau khi triều Nguyễn cáo chung. Bà sống tại khu nhà số 145 Phan Đình Phùng cho đến khi tạ thế vào năm 1980.
Trước khi mất, Bà đã có di nguyện giao lại khu nhà này cho chính quyền địa phương. Sau khi được giao tiếp quản khu nhà từ năm 1980, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH) chăm lo bảo quản công trình, thờ cúng và tổ chức trưng bày một số hiện vật còn lại của Bà Từ Cung để giới thiệu về công trình đã gắn liền với một phần đời của bà Hoàng Thái Hậu cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Đến cuối năm 2014, xét thấy việc thờ cúng cũng như việc trưng bày hiện vật của Bà Từ Cung tại khu nhà trên chưa tương xứng với vị trí của Bà trong hoàng cung triều Nguyễn trước đây; sau khi tham vấn thêm ý kiến của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc và một số nhà nghiên cứu văn hóa Huế, TTBTDTCĐH đã cho chuyển toàn bộ án thờ cũng như các hiện vật liên quan sang cung An Định và tổ chức trưng bày tái hiện không gian sinh sống của gia đình vua Bảo Đại, đồng thời thực hiện việc thờ cúng Bà Từ Cung tại khu vực Khải Tường lâu của cung An Định.
Về tổng thể, khu nhà này được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XX theo phong cách kiến trúc Đông Dương, đã được Bà Từ Cung cho mở rộng, sửa sang thêm sân vườn sau khi mua lại năm 1955. Qua một thời gian dài và do khí hậu khắc nghiệt, khu nhà này đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều.
Với mục đích “lưu niệm” một công trình có dấu ấn của một nhân vật trong lịch sử triều Nguyễn, tạo một điểm nhấn cho cộng động địa phương và du khách tham quan có cơ hội trải nghiệm những giá trị lịch sử, văn hóa Huế theo một hình thức mới: tìm hiểu lịch sử - văn hóa kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn; được sự đồng ý của UBND tỉnh và sự tham gia góp ý của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc cũng như một số nhà nghiên cứu Huế, TTBTDTCĐH đã cho chỉnh trang, nâng cấp khu nhà và giao cho Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế (một đơn vị trực thuộc Trung tâm) triển khai hoạt động dịch vụ văn hóa, phục vụ khách tham quan và nhân dân địa phương.
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc TTBTDTCĐH: “Điểm nhấn của các hoạt động dịch vụ tại khu vực này là ngôi nhà 2 tầng xây dựng theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Trong đó, tầng 1 và 2 của ngôi nhà là nơi trưng bày, giới thiệu các hình ảnh tư liệu về vua Khải Định, Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, gia đình cựu hoàng Bảo Đại và về Tôn Nhân Phủ.
Đặc biệt, tại tầng 2 có bố trí 1 phòng rộng nhất dành cho Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc sử dụng để họp công việc của hội đồng; 1 phòng chính giữa lập bàn thờ vọng Bà Từ Cung, 1 phòng thư viện của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc. Các phòng còn lại ở 2 tầng được bố trí bàn ghế phục vụ du khách và nhân dân đia phương có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về gia phả Nguyễn Phúc tộc, triều Nguyễn và văn hóa Huế.
Đến với địa điểm này, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử của ngôi nhà, lắng nghe những câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của Hoàng Thái Hậu cuối cùng của triều Nguyễn, nhìn ngắm những hàng cây, những bụi hoa, những góc vườn, lối đi một thời đã in dấu chân Bà. Không gian này sẽ được nối kết với Khải Tường Lâu, cung An Định trong một định hướng xây dựng tuyến tham quan tìm hiều về đời sống của gia đình hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn cũng như tìm hiều về Hoàng thái hậu Từ Cung.
Dưới đây là những hình ảnh của dịch vụ văn hóa vừa được đưa vào hoạt động tại nhà Hoàng Thái hậu Từ Cung:
Bình luận của bạn