Cứu sống cụ ông bị phình động mạch chủ bụng
Khánh Hòa: Phẫu thuật thành công túi phình động mạch não
Phình động mạch - “bom hẹn giờ” trong não
Hồi sinh nhờ phương pháp bít túi phình động mạch não bằng lò xo
Cứu sống bệnh nhân bị phình động mạch chủ, ngưng tim
Theo bác sỹ Phạm Văn Phương, Trưởng Khoa ngoại lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, đây là trường hợp phình động mạch chủ (PĐMC) bụng nặng được phát hiện sớm, phình bóc tách chưa vỡ, phẫu thuật không mất máu nên bệnh nhân hồi phục sớm. Khi khám, các bác sỹ dùng siêu âm, CT - scan bụng, phát hiện bệnh nhân bị phình bóc tách động mạch chủ bụng, kích thước 8x10 cm. Sau đó, bệnh nhân được phẫu thuật, cắt bỏ khối PĐMC, ghép bằng ống ghép nhân tạo. Hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiến triển rất tốt.
Động mạch chủ bình thường (trái) và PĐMC bụng (phải)
Gần đây có nhiều trường hợp PĐMC bụng phát hiện muộn, do đó nếu không phát hiện sớm, khối phình vỡ ra thì bệnh nhân đau bụng đột ngột dữ dội, da niêm tái nhợt, mạch huyết áp không đo được, có thể tử vong trước khi vào bệnh viện. Những trường hợp dễ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này là: người hút thuốc lá (chủ động hay hút thụ động), tuổi trên 65 (tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng lớn do mức độ xơ vữa động mạch tăng), cao huyết áp... Có nhiều nguyên nhân kết hợp khiến bệnh nhân bị PĐMC bụng như xơ vữa động mạch, nhiễm trùng, viêm mạch máu, chấn thương mạch máu, di truyền...
Trước đó, bà Đ.T.T. có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường, bà đến bệnh viện khám vì đau bụng quanh vùng rốn và hạ vị, tự sờ phát hiện khối u vùng cạnh rốn, có mạch đập.
Bình luận của bạn