Thay thang điểm 10 bằng thang điểm 20 cho các kỳ thi?

Kỳ thi năm 2015 sẽ áp dụng thang điểm 20?

Kỳ thi ĐH 2014: Sẽ có 3-4 mức điểm sàn

Đừng kỳ thị "dâm thư"

Người nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị, thất nghiệp

Thêm môn Văn, Ngoại Ngữ để xét tuyển ngành y, dược?

Làm thế nào để gạt bỏ thị phi?

Sử dụng thang điểm 20

Thông tin trên được Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo quy chế thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015 chính thức được công bố chiều 18/12 để xin ý kiến đóng góp của dư luận xã hội trước khi ban hành chính thức.

Theo Bộ GD&ĐT, để có độ phân hóa cao, chất lượng đề thi đóng vai trò rất quan trọng, đồng thời công tác coi thi, chấm thi cũng là những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả thi của thí sinh. Việc mở rộng từ thang điểm 10 sang thang điểm 20 sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh, hỗ trợ tốt cho công tác xét tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ. Do đó Bộ GD&ĐT cũng chủ trương sử dụng thang điểm 20 trong kỳ thi THPT quốc gia.

Thi Tốt nghiệp THPT: 3 môn bắt buộc 1 môn tự chọn

Tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn tối thiểu), gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn thi còn lại. Riêng đối với môn Ngoại ngữ, thí sinh có các chứng chỉ quốc tế có uy tín theo quy định sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thí sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2015 (Ảnh minh họa)

Việc công nhận tốt nghiệp THPT căn cứ vào kết quả học tập lớp 12 và tổng điểm các môn thi (điểm mỗi môn thi phải lớn hơn mức tối thiểu theo quy định). Do vậy, phải quy đổi ra điểm đối với môn Ngoại ngữ của thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Theo nguyện vọng của đông đảo học sinh và các nhà trường là muốn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào đầu tháng 7 như thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây. Điều này sẽ tạo sự ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và có thêm thời gian để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.  Vì vậy, kỳ thi THPT quốc gia dự kiến được tổ chức vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7 năm 2015.

Thi ĐH – CĐ 2015: Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển

Ngay sau khi có kết quả xét tốt nghiệp THPT và tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT công bố, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày; điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước; thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31/10 hàng năm đối với trường ĐH và 15 /11 hàng năm đối với trường CĐ.

Tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh, trả hồ sơ ĐKXT cho thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ; cập nhật dữ liệu ĐKXT của thí sinh đăng kí xét tuyển vào trường trên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia.

Thi ĐH – CĐ 2015: Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển (Ảnh minh họa)

Công bố công khai các thông tin liên quan đến từng đợt xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng kí nhập học của mỗi đợt xét tuyển. Cập nhật 3 ngày một lần thông tin ĐKXT của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường (danh sách thí sinh đăng ký và điểm thi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) trên trang thông tin điện tử của trường.

Thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí ĐKXT cho trường có nguyện vọng học qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hay nộp hồ sơ trực tiếp tại trường. Ở mỗi đợt xét tuyển, thí sinh dùng giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng tương ứng với đợt xét tuyển được đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi cấp để đăng kí xét tuyển vào tối đa 4 ngành của một trường.

Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển, được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định. Thí sinh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng kí dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng kí dự thi với hồ sơ gốc.

Đề thi đảm bảo phân loại trình độ học sinh

Theo dự thảo mới, đề thi của kỳ thi THPT quốc gia phải đạt các yêu cầu: Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ). Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội