Thầy thuốc đừng biến mình thành tội đồ của người dân

Thầy thuốc, bác sỹ hãy là những "từ mẫu" của nhân dân chứ đừng tự biến mình thành tội đồ của dân.

Liệu thầy thuốc- bệnh nhân có thể “thương” nhau?

Những bệnh... do thầy thuốc gây ra

Biến chứng y khoa có phải do thầy thuốc cẩu thả?

Bệnh xơ gan và tâm sự thày thuốc

Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho 67 cá nhân

Đó là nhận định được một số ý kiến đưa ra tại hội nghị tập huấn huấn tăng cường công tác tuyền thông về y tế hôm 24/11.  

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng Hội y học Việt Nam cho rằng, tình trạng người dân nghèo đói, một phần xuất phát từ bệnh tật. Nhiều gia đình trung lưu, chỉ cần qua một cơn bạo bệnh cũng trở thành gia đình nghèo.

Việc nghèo đói của người bệnh, ngoài do mất sức lao động sau khi mắc bệnh còn do chi phí khám chữa bệnh chiếm một tỷ lệ quá cao so với thu nhập.

Theo ông Hùng, chi phí thuốc men hay các xét nghiệm lâm sàng cao hay thấp, nhiều hay ít là tùy thuộc vào thầy thuốc. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị nghèo hay không.

Mặc dù vậy, nhiều thầy thuốc không hiểu được điều này, không ít thầy thuốc đã kê đơn thuốc hay chỉ định các xét nghiệm trong những trường hợp không cần thiết, thậm chí vô tội vạ đã đẩy nhiều bệnh nhân trở nên nợ nần, nghèo khổ.

Điều này là do những thầy thuốc đề cao đến vấn đề mưu sinh, quyền lợi của chính mình. Do đó, có thể thấy, thầy thuốc là một trong những tác nhân gây ra nghèo đói cho người dân.

Cũng theo ông Hùng, ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển đã đưa ra cách đo lường đói nghèo do chi phí y tế. Cách đo lường đói nghèo do chi phí y tế này được tính thông qua chỉ số Impoor - chỉ số phán ánh tỷ lệ hộ gia đình không nghèo được điều tra sau khi trải qua khám chữa bệnh thì trở nên nghèo; và chỉ số CATA - phán ánh tỷ lệ hộ gia đình (cả nghèo lẫn không nghèo).

Như vậy, để xử lý mâu thuẫn giữa mưu sinh của thầy thuốc với quyền lợi sức khỏe của người bệnh, theo ông Hùng, người thầy thuốc phải đặt mình trong mối quan hệ giữa mưu sinh và hy sinh. Dù có theo đuổi mục đích kiếm sống, thầy thuốc phải đặt việc coi trọng tính mạng của người bệnh, sức khỏe người bệnh lên trên quyền lợi mưu sinh. Đây vừa là mục đích hành nghề vừa là điều kiện hành nghề.

Để đánh giá một nền y tế đó có tốt, hiệu quả hay không, theo GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, nền y tế đó phòng và chữa nhiều bệnh tốt nhưng không được làm nghèo hóa người dân do chi phí khám chữa bệnh. “Nếu thầy thuốc lạm dụng kỹ thuật, lạm dụng thuốc men (dù vô tình hay cố ý) thì thầy thuốc sẽ là tội đồ gây ra nghèo đói cho dân”, ông Hùng khẳng định.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn