Thiếu máu cơ tim có phải là bệnh di truyền không?

Cảnh báo thiếu máu cơ tim xuất hiện ở tuổi teen 1
Chào em!

Tuy rằng triệu chứng thường gặp nhất của thiếu máu cơ tim là đau ngực nhưng không phải tất cả các trường hợp đau ngực đều do thiếu máu cơ tim.

Đau ngực có thể do đau ở thành ngực vì bị chấn thương, viêm dây thần kinh liên sườn, viêm khớp sụn sườn… Đau ngực cũng có thể do đau ở phổi hoặc màng phổi, đau ở thực quản, tâm vị dạ dày, đau do bóc tách động mạch chủ…

Với trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim, còn gọi là cơn đau thắt ngực, thông thường sẽ bắt đầu ở vùng giữa ngực sau xương ức, lan lên hàm, vai và cánh tay trái. Trong cơn đau bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt, có thể kèm theo vã mồ hôi, cảm giác buồn nôn...

Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức thể lực hoặc khi xúc động. Thời gian đau thường kéo dài khoảng 5 - 10 phút. Chúng sẽ giảm khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch vành.

Nếu cơn đau kéo dài hơn 20 phút thì nguy cơ nhồi máu cơ tim rất cao. Trong một số trường hợp không điển hình, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt từng cơn mà không đau hoặc đau ít.

Chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim đòi hỏi phải tiến hành nhiều xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu khác nhau, chẳng hạn như: đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim, chụp mạch vành…

Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh thiếu máu cơ tim, bác sĩ Mèo khuyên em nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không tự đoán bệnh và mua thuốc uống tại nhà.

Cảnh báo thiếu máu cơ tim xuất hiện ở tuổi teen 2

Để điều trị thiếu máu cơ tim có rất nhiều phương pháp, một trong những phương pháp đó là điều trị nội khoa với Betaloc. Thuốc này ức chế thụ cảm thể beta giao cảm, do vậy có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim, gây giãn động mạch vành. Tuy nhiên, khi đã dùng các thuốc nhóm ức chế beta, một điều đặc biệt cần chú ý là không nên dừng thuốc đột ngột, vì có thể làm xuất hiện lại các triệu chứng thiếu máu cơ tim, thường là nặng hơn, thậm chí có thể gây đột tử. Trong những trường hợp phải ngừng thuốc thì cần giảm liều dần dần sau đó mới ngừng hẳn.

Ngoài ra, cần kết hợp với những biện pháp tích cực sau để cải thiện sức khỏe hệ tim mạch:

- Xây dựng chế độ ăn thích hợp: ít mỡ, ít đường, giảm muối, tăng cường ăn rau và những thức ăn chứa chất xơ, bổ sung Vitamin với lượng thích hợp, ăn ít thịt mà thay thịt bằng cá, tránh dùng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê...).

- Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể dục, thể thao (phù hợp với tuổi và thể lực).

- Tránh xa stress và các yếu tố bất lợi của môi trường sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị