Đâu là nền tảng cho sự thành công vững chắc trong MLM?

Trên thế giới, kinh doanh theo mạng (KDTM) đã được coi là một ngành nghề và thậm chí còn là một nghề rất phát triển và phổ biến, thu hút nhiều tầng lớp người tham gia (với tốc độ tăng trưởng mạnh tới 20 - 30%/năm). Bản chất của KDTM là rất đơn giản và mang tính nhân văn rất cao. Song, ở Việt Nam, do các hình thức biến tấu, vụ lợi mà ngành nghề này để lại những dư luận chung không tốt.



BÀI HỌC THỨ NHẤT - NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM

1. Không nói quá về tác dụng của sản phẩm
Đây là một trong những sai lầm hay bị mắc nhất và thường để lại hậu quả xấu nhất. Hãy chỉ nói đúng, nói đủ về những gì bạn biết, bạn thấy và quan trọng nhất là tự bạn cảm nhận được từ sự trải nghiệm của bản thân với sản phẩm.

2. Không nài ép, lôi kéo

Không nài ép khi khách hàng chưa hiểu hay chưa sẵn sàng sử dụng sản phẩm. Không phát triển thành viên mới khi họ chưa hiểu rõ cơ hội kinh doanh hoặc chưa sẵn sàng tham gia. Bản chất của KDTM là chia sẻ, cho thông tin. Việc tiếp nhận đến đâu là của người nghe. Nếu bạn chân thành, cơ hội tốt, họ sẽ theo bạn. Nếu bạn cố nài ép lôi kéo, sau này họ sẽ có thể oán trách bạn.

3. Không tranh giành khách hàng, downline
Đây là một nét văn hóa lành mạnh, quan trọng của KDTM. Thị trường Việt nam đầy tiềm năng và mới chỉ bắt đầu với ngành nghề này. Hãy vươn tới thành công cùng với hình ảnh đẹp và làm gương cho hệ thống của mình vì “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”.

4. Không bán phá giá sản phẩm
Điều này không chỉ làm mất giá trị đích thực của sản phẩm, trái quy định của công ty mà còn gây mất đoàn kết, sự thống nhất và có thể phá vỡ hệ thống kinh doanh. Và điều quan trọng và nguy hiểm hơn cả, là ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng.

5. Không nói xấu sản phẩm và công ty khác
Điều này không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quy định của công ty mà còn vi phạm pháp luật: Cạnh tranh không lành mạnh (Điều 43 - 45 Luật cạnh tranh của Nhà nước CHXHCN Việt Nam)

6. Không trách cứ sponsor, upline
Trong KDTM, người mong muốn bạn thành công nhất chính là những người bảo trợ, tuyến trên của bạn. Và có câu: “Thành công của Bạn phụ thuộc vào giấc mơ, trí tưởng tượng và sự nỗ lực của bản thân... chứ không phụ thuộc vào người chỉ ra cho bạn một hướng đi...”

BÀI HỌC THỨ HAI: NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM

1. Sử dụng sản phẩm của công ty
Nghe đơn giản, nhưng lại là lỗi nhiều thành viên mắc phải (đa phần vì lí do tài chính). Đây lại là vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất của mỗi thành viên khi tham gia công việc này. Bạn không dùng sản phẩm, bạn không thể chia sẻ và tư vấn cho người khác dùng. Hãy sử dụng để cảm nhận giá trị, tác dụng của sản phẩm, có kinh nghiệm để chia sẻ và thể hiện niềm tin, sự ủng hộ đối với công ty.

2. Chia sẻ là đạo đức
Nên hiểu là bạn chia sẻ cơ hội tốt cho mọi người bằng cách chia sẻ kết quả sử dụng sản phẩm & chia sẻ kết quả kinh doanh của bản thân chứ không bán sản phẩm hay lôi kéo người khác cùng kinh doanh. Sự chia sẻ phải xuất phát từ việc luôn mong muốn giúp đỡ người khác bằng tất cả sự hân thành, nhiệt tình và trung thực.“Người hạnh phúc nhất là người giúp được nhiều người hạnh phúc”

3. Tham gia hội thảo – đào tạo
Quá trình “Học - Làm - Dạy” khiến bạn không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng, mà còn hoàn thiện bản thân và lấy thêm năng lượng, giữ vững niềm tin vào công việc và sự thành công. “Khách mời tốt nhất là...chính mình”

4. Chăm sóc khách hàng và downline mới
Hãy cho đi những điều người khác muốn để được nhận nhiều hơn những điều mình muốn...” Đừng bao giờ quên sự chân thành, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, bao gồm cả gọi điện, gặp gỡ, chăm sóc động viên khách hàng và đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ, động viên những thành viên mới tham gia.

5. Thái độ tích cực
“Gieo một suy nghĩ, Bạn sẽ gặt một hành vi. Gieo một hành vi, Bạn gặt một tính cách. Và gieo một tính cách, Bạn gặt lấy đời mình ”. Bởi vậy, hãy luôn Nghĩ tích cực, Nói tích cực và Làm tích cực, luôn Đoàn kết, Nghiêm túc, Trung thực và Hợp tác. Đồng thời, gương mẫu và sẵn sàng chịu Trách nhiệm với khách hàng và tuyến dưới của mình.

6. Biết ơn và tôn vinh Người bảo trợ
Richard Poe, tác giả cuốn sách Làn sóng thứ ba - kỷ nguyên mới trong ngành KD MLM cho rằng: “Bất kể trước đây bạn đã thành công như thế nào trên con đường danh vọng nhưng trong KD MLM, bạn cũng cần phải lắng nghe lời khuyên của Người bảo trợ”. Bởi đây là người mang đến cho bạn thông tin, cơ hội, người luôn bên cạnh, giúp đỡ bạn tốt nhất và là người luôn mong bạn thành công.

Tham khảo quy ước của một đội nhóm MLM
1. Tuân thủ đúng luật định của Nhà nước, Công ty.
2. Luôn chuyên tâm, cộng tác với nhau theo phương châm: “Tuyến dưới và đồng tuyến có tốt thì mình mới có hiệu quả tốt”; Làm việc theo tinh thần “ĐỘI NHÓM”, vì đội nhóm, xây dựng một đội nhóm mạnh
3. Sự cộng tác được tiến hành dựa trên nguyên tắc chủ đạo là: “dân chủ, tự nguyện, đoàn kết, vị tha”. Trung thực, đảm bảo chữ tín, lời nói, lời hứa. Giữ gìn, củng cố hình ảnh bản thân, người bảo trợ, thủ lĩnh của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
4. Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau (dù khác nhánh). Không vì quyền lợi cá nhân mà lợi dụng, chà đạp lên quyền lợi chung của hệ thống, đội nhóm. Không để những vấn đề cá nhân ảnh hưởng đến việc chung, hệ thống.
5. Luôn tôn trọng đồng nghiệp, không gây chia rẽ, bè phái, ghen ghét lẫn nhau, không vu khống, bôi nhọ đồng nghiệp và các hình tượng khác, công ty khác.
6. Không tranh cướp đối tác, hợp đồng của đồng nghiệp, cho dù họ là người cùng nhánh, nhóm, hay của tuyến khác;
7. Khi một người mới đến, phải tôn trọng quyền ưu tiên của người giới thiệu đầu tiên. Nếu như đồng thời có nhiều người giới thiệu cho một người, thì phải tôn trọng cao nhất sự lựa chọn người bảo trợ của người mới đó;
8. Không tự mình cố gắng giải thích những điều chưa rõ, mà hãy nhờ sự giúp đỡ của tuyến trên, hoặc người khác có kinh nghiệm hơn.














anhvan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng