Vừa uống rượu, vừa dùng thuốc chữa bệnh sẽ khiến rượu tương tác với một số loại thuốc
Bia, rượu - bao nhiêu là đủ?
Vui nghỉ lễ, chớ sa đà bia rượu...
Uống rượu – Sướng miệng, hại gan
Uống rượu nhớ tránh chúng ra!
Thống kê vào năm 2008 cho thấy khoảng 64% người trưởng thành ở Mỹ có uống rượu, song hành với 3,8 tỷ lượt thuốc được kê đơn đến tay người bệnh. Tuy vậy, rất ít bác sỹ lưu ý người bệnh mối liên hệ nguy hại tiềm tàng giữa rượu và thuốc mà họ kê đơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhập viện do rượu tăng lên đáng kể.
Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (caffeine): Khi dùng các thuốc này với rượu thì rượu sẽ làm đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho thuốc giảm hiệu lực. Đối với các thuốc kháng histamin thế hệ cũ (chlopheniramin, alimemazin, promethazin cycloheptadin) thấm vào não gây ức chế hệ thần kinh trung ương, khi dùng cùng với rượu thì rượu làm tăng tác dụng của thuốc và gây độc.
Thuốc hạ huyết áp: Rượu khi uống làm giãn mạch làm thoát nhiệt ra ngoài, mặt đỏ bừng làm cho có cảm giác ấm nhưng thực chất là làm giãn mạch gây hạ thân nhiệt. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp (dù với cơ chế làm hạ huyết áp như thế nào) thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc gây nên việc giảm huyết áp đột ngột, nguy hiểm.
Nhóm thuốc gây độc cho gan: Rượu gây độc cho gan, nếu dùng rượu chung với các nhóm thuốc gây độc cho gan như thuốc chống lao (pyrazinamid), thuốc sốt rét (mepraquin), thuốc chống nấm (griseopulvin), thuốc mạch vành (herhexilin), thuốc chữa loạn nhịp (quinidin) thì rượu và thuốc cùng gây độc cho gan làm cho tính độc cho gan tăng lên.
Rượu sẽ chuyển hóa thuốc thành chất độc hại
Thuốc hạ đường huyết: Rượu làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Khi dùng chung với các thuốc hạ đường huyết trong bệnh đái tháo đường type II (chlopropamid, glibenclamid, glipizid tolbutamid) thì nó tác dụng như một chất hiệp đồng làm hạ đường huyết đột ngột, dẫn đến hôn mê.
Kháng sinh: Rượu còn bị một số kháng sinh gây ra phản ứng sợ rượu (gọi là phản ứng altabuse) như các kháng sinh nhóm cephalosporin, nhóm phenicol (chloramphenicol), nhóm azol (metronidazol, ketocanzol). Khi dùng các nhóm kháng sinh này (hiện nay có rất nhiều) thì không được uống rượu.
Thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ: Rượu còn gây ra một số phản ứng phức tạp trên các kháng viêm không steroid thế hệ cũ. Các kháng viêm không steroid thế hệ cũ vừa ức chế cyclo-oxydase II làm giảm đau, ức chế cả cyclo-oxydase I gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Với tác dụng ức chế của mình, rượu làm tăng tác dụng có hại nhiều hơn. Vì thế, khi dùng các kháng viêm không steroid thế hệ cũ (như aspirin, paracetamol, ibuprofen...), phải tuyệt đối kiêng rượu.
Để hỗ trợ sức khỏe, giảm các tác hại của rượu đối với cơ thể, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giải độc rượu, bảo vệ gan như TPCN LiverSogel - với các thành phần thảo dược thiên nhiên, giúp đào thải độc tố do rượu, tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan. sản phẩm thích hợp dùng cho người phải thường xuyên sử dụng rượu bia.
TPCN LiverSogyl bảo vệ tế bào gan với công nghệ nano, hỗ trợ điều trị viêm gan virus; Hỗ trợ giải độc thực phẩm rượu, bia; Tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan.
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn