Thuốc ợ nóng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ruột

Triệu chứng ợ nóng khiến người bệnh khó chịu

Cách điều trị trào ngược acid dạ dày không dùng thuốc?

Ợ nóng quá 2 lần mỗi tuần - phải khám bác sỹ ngay!

Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim do thuốc chữa ợ nóng

Ăn gì để giảm chứng ợ nóng?

Cơ chế hoạt động của thuốc ợ nóng là ngăn chặn các tế bào trong dạ dày sản xuất ra quá nhiều acid, giúp ngăn ngừa sự hình thành các vết loét và làm giảm tình trạng trào ngược acid lên thực quản. Tuy nhiên, loại thuốc này lại làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây viêm phổi và nhiễm Clostridium difficile gây tiêu chảy nặng.

Để có được kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã so sánh các mẫu phân từ hơn 1.800 cặp song sinh người Anh. Sau khi phân tích, TS. Claire Steves - tác giả nghiên cứu, thuộc Đại học Kings (London, Anh) cho biết, các mẫu phân ở những người tham gia sử dụng thuốc ợ nóng có lượng vi khuẩn Streptococcaceae và Lactococcus rất cao. Điều này là do thuốc ợ nóng khiến cơ thể giảm tiết acid dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ da, mũi và miệng vào ruột từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.  

Chia sẻ trên Tạp chí Gut, TS. Claire Steves cho rằng, đây là một nghiên cứu quan trọng bởi hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng thuốc ợ nóng một cách bừa bãi mà không cần có sự kê toa của bác sỹ. Mặc dù, các loại thuốc nói chung là an toàn  hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày do nồng độ acid tăng cao quá mức.

Mặt khác, TS. Steves cùng các đồng nghiệp cũng từng phân tích lại từ một nghiên cứu được công bố trước đó để kiểm tra điều gì sẽ xảy ra trong ruột sau khi dùng thuốc ợ nóng ở người khỏe mạnh. Kết quả, những thay đổi ở ruột trong nghiên cứu này cũng phản ánh tương tự như những gì quan sát được về các nghiên cứu trên chuột có lượng khuẩn Clostridium difficile tăng cao do uống thuốc.

Trong khi đó, TS. John DiBaise, một nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Mayo ở Scottsdale, Arizona cho hay: "Cơ chế gây nhiễm trùng của thuốc ợ nóng vẫn chưa rõ ràng nên cần được tiếp tục tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, phát hiện này đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, bệnh nhân cần thận trọng với thuốc ợ nóng, đặc biệt là với các loại thuốc không cần kê toa của bác sỹ".

TS. Claire Steves khuyến nghị, trẻ vị thành niên, người bị khó chịu đường tiêu hóa tạm thời không cần thiết phải sử dụng đến thuốc ợ nóng. Nếu sử dụng thuốc, nên xem xét dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường probiotics để đối phó với tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh trong ruột.

M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn