Chích ngừa rồi vẫn lây quai bị?

Dù đã tiêm ngừa thì trẻ vẫn có thể phát bệnh quai bị

Bệnh Whitmore gây tử vong sau 48h dễ bị nhầm với quai bị

Nhận biết bệnh quai bị thông qua những triệu chứng này!

Quai bị có gây vô sinh ở nữ giới?

Người bị quai bị nên ăn gì, kiêng ăn gì?

PGS.TS Nhan Trừng Sơn - Giảng viên Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Tai mũi họng nhi TP.HCM cho biết, quai bị lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp, nước bọt hoặc dịch ở mũi của bệnh nhân bị quai bị. Những nơi thường bị lây nhiễm nhanh và rộng là ở trường học, bệnh viện, nơi công sở đông người hoặc nơi có không khí bị ô nhiễm.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi gây ra. Ngoài ra, quai bị còn có tên là viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị.

Triệu chứng của bệnh điển hình nhất là sốt cao hoặc bị sưng đau ở tuyến nước bọt (sưng ở phần giữa ngạnh hàm và phía sau mang tai). Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau họng, khô miệng, mệt mỏi hoặc chán ăn. “Đối với bệnh quai bị nói riêng có tốc độ lây lan rất nhanh thì thời tiết có chuyển mùa hay không, nếu sống trong môi trường có bệnh thì vẫn có khả năng lây bệnh vào bất kì thời điểm nào trong năm, đặc biệt dễ lây nhiễm cho những người chưa từng bị quai bị hoặc chưa chích ngừa”, bác sỹ Sơn chia sẻ.

Những người đã chích ngừa rồi vẫn có thể phát bệnh, dù rất hiếm. Trong những trường hợp này, phụ huynh nên đưa con em đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh quai bị phần lớn có khả năng tự khỏi sau 1 - 2 tuần tùy vào thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân tại thời điểm bị bệnh. Nếu đang phát bệnh, bệnh nhân cần tuyệt đối cẩn thận, nên nằm nghỉ ngơi nhiều, tránh di chuyển hay vận động mạnh, nên nghỉ học hoặc nghỉ làm để hạn chế lây lan cho người khác.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân đã dậy thì, khi bị quai bị thì nên nghỉ ngơi nhiều hơn, không được chạy nhảy để tránh xảy ra biến chứng viêm tinh hoàn, trường hợp xấu có thể gây vô sinh. Bác sỹ Sơn nhấn mạnh rằng, tất cả mọi người nên đi chích ngừa quai bị tại các cơ sở y tế, giữ gìn vệ sinh thân thể, răng miệng và nơi ở thường xuyên. Đặc biệt, đối với trẻ em từ 0 - 6 tuổi là đối tượng mà cha mẹ cần phải theo dõi, hỏi thăm con thường xuyên để kiểm tra nhiệt độ hoặc phần ngạnh hàm.

Đối với trẻ em, việc ý thức giữ gì vệ sinh thân thể còn kém cũng như không biết mình đang bị bệnh để nói với cha mẹ. Vậy nên, gia đình và nhà trường cần phối hợp để hướng dẫn việc giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cho con em.

Chúc cháu chóng khỏe!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị