“Tiền đái tháo đường” có phải đái tháo đường không?

Tiền đái tháo đường không phải là đái tháo đường nhưng cũng nguy hiểm không kém

Tiền đái tháo đường và nguy cơ ung thư

Tiền đái tháo đường – Hành động ngay khi vừa mới "chớm"

Tiền đái tháo đường - Ai có nguy cơ?

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Câu hỏi: Trong đợt khám sức khỏe vừa qua, bác sỹ chẩn đoán tôi bị "tiền đái tháo đường". Xin chuyên gia cho biết "tiền đái tháo đường" là gì, có phải là bệnh  đái tháo đường hay không? Tôi có người bạn bị đái tháo đường phải cắt cụt chân, liệu tôi có thể bị như vậy không?

Ths. BS. Nguyễn Huy Cường - Trưởng phòng khám Chuyên khoa Nội tiết, Thái Hà, Hà Nội: 

Chào bạn,

Đầu tiên, xin khẳng định với bạn tiền đái tháo đường không phải là bệnh đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường cũng là một rối loạn về chuyển hóa glucose làm tăng chỉ số đường huyết, tuy nhiên chưa đến mức độ xếp vào bệnh đái tháo đường. Chỉ số đường huyết lúc đói từ 5,5 - 6,9 mmol/L; Hoặc HbA1c là 42 - 47 mmol/mol (6,0 - 6,4%) tức là bạn đã bị tiền đái tháo đường.

Bệnh tiền đái tháo đường có thể tiến triển theo ba hướng: Thứ nhất, bạn hoàn toàn có thể lấy lại sức khỏe bình thường khi phát hiện sớm và điều trị tốt bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc và chế độ ăn uống lành mạnh. Trường hợp thứ hai là tình trạng bệnh của bạn sẽ không thay đổi và vẫn duy trì ở tiền đái tháo đường, mặc dù bạn có điều trị. Trường hợp cuối cùng là bệnh tiến triển thành đái tháo đường type 2. Nếu không điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng kịp thời, tiền đái tháo đường có khả năng trở thành bệnh đái tháo đường type 2 trong 10 năm, thậm chí nhanh hơn.

Khi đã mắc bệnh đái tháo đường type 2, bạn cũng có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, một trong số đó là biến chứng về chân giống như người bạn của bạn.

PV H+ (Ghi)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị