Tìm hiểu căn nguyên “bệnh lạ” hạn chế tiếp xúc ánh nắng

Bác sỹ thăm khám và tìm căn nguyên chứng bệnh “lạ” (Ảnh: Lê Hảo)

Bệnh da ở Phú Thọ: Không phải bệnh lạ, là bệnh khô da sắc tố

Những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm nhất thế giới

5 triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung

Bệnh lạ khiến thiếu nữ trào máu mắt và miệng

Đoàn chuyên gia gồm các ông Nguyễn Trần Hiển (nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Nguyễn Trọng Khoa (Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh), Trần Minh Điển (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương), Lê Hữu Doanh (Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương).

Tại gia đình hai bé Hà Thị Nương (9 tuổi) và Hà Thị Cúc (hơn 3 tuổi), các bác sỹ cho biết các bé đều có nhiều nốt thâm đen ở da, nhiều nhất là các vùng da tiếp xúc với ánh sáng như cổ, mặt, gáy, mặt ngoài cánh tay, chân và có biểu hiện nhìn khó khi tiếp xúc với ánh nắng, chậm phát triển về tinh thần và thể chất.

Cán bộ y tế địa phương cho biết từ năm 1992 đến nay đã có một số bệnh nhân ở địa phương cùng mắc căn bệnh tương tự hai bệnh nhân này, trong đó đã có bốn người chết khiến người dân sống trong khu vực rất lo sợ và cho là bệnh lạ.

Sau khi thăm khám, GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết đây không phải bệnh lạ mà là chứng viêm da sắc tố, bệnh không lây nhưng mang tính chất di truyền, như trường hợp hai cháu Cúc và Nương là thế hệ thứ 4 - 5 của gia đình mắc căn bệnh này.

Muốn hạn chế các tổn thương da, người bệnh phải hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng, khi ra nắng phải bôi kem chống nắng, mặc áo dày và đeo kính che nắng.

Ông Hiển cũng đề nghị địa phương rà soát toàn bộ những bệnh nhân mắc và chết do căn bệnh này trong hàng chục năm qua, đồng thời đề nghị Bệnh viện Nhi T.Ư tiến hành lấy mẫu máu của các cháu Cúc và Nương gửi xác định gene của hai bệnh nhi.

Theo ông Lê Hữu Doanh, bệnh viện này mỗi năm nhận điều trị 3 - 5 bệnh nhân mắc chứng viêm da sắc tố như thế này.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn