Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều nét văn hoá đặc trưng
Tết Ất Tỵ: “Xách balo lên và đi”
Du lịch ẩm thực 2025: 9 địa điểm không thể bỏ lỡ
Sì Thâu Chải: Chốn bình yên giữa đại ngàn hùng vĩ
Du lịch hoài niệm - Xu hướng mới trong năm 2025
Đến với Lào Cai, du khách có thể tham khảo các địa điểm du lịch tâm linh sau:
1. Đền Thượng Lào Cai
Đền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiện, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, Đền Thượng, hay còn gọi là Thánh Trần Từ. Được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), ngôi đền cổ kính này là nơi thờ tự Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Với vị trí đắc địa, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra sông Nậm Thi, Đền Thượng không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là một bức tranh thiên nhiên hữu tình. Kiến trúc của đền mang đậm nét truyền thống, với những đường nét hoa văn tinh xảo, kết hợp hài hòa với phong cảnh núi rừng hùng vĩ. Ngôi đền cổ kính này như một bức tranh thủy mặc, vừa uy nghiêm, vừa thanh bình.
Hàng năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, lễ hội Đền Thượng được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự. Truớc đó vào năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi đền.
2. Đền thờ Ông Hoàng Bảy - Bảo Hà
Đền Bảo Hà được xây dựng để thờ tự danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy. Trong lòng người dân, ông không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một vị thần linh thiêng. Hàng năm, vào các dịp lễ hội như Thượng Nguyên (rằm tháng Giêng) và giỗ ông Hoàng Bảy, nơi đây lại càng trở nên nhộn nhịp, thu hút đông đảo người dân thập phương về dâng hương, cầu phúc.
Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh sâu sắc, Đền Bảo Hà còn là một công trình kiến trúc độc đáo, lưu giữ gần như nguyên vẹn những nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống. Sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc đã tạo nên một không gian linh thiêng, trầm mặc, xứng đáng là điểm đến của những ai yêu thích văn hóa và lịch sử.
3. Đền Mẫu Thượng Sa Pa
Trong hành trình khám phá Lào Cai và Sa Pa, du khách không thể bỏ qua việc hành hương đến Đền Mẫu Thượng, một trong ba ngôi đền linh thiêng bậc nhất của thị xã. Tọa lạc trên lưng núi, ngôi đền cổ kính với niên đại hơn 200 năm tuổi ẩn mình giữa một khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Đến đây, du khách như lạc vào một không gian thanh tịnh, lắng đọng lòng mình trước vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc và hương trầm quyện hòa trong không khí.
Đền Mẫu Thượng là nơi thờ tự Công chúa Liễu Hạnh, một trong Tam Tòa Thánh Mẫu, vị thần linh thiêng cai quản vùng núi non. Người dân địa phương tin rằng, bà sẽ phù hộ cho cuộc sống bình an, mùa màng bội thu và đem lại nhiều may mắn. Chính vì vậy, hàng năm, nơi đây luôn tấp nập những du khách thập phương đến dâng hương, cầu nguyện.
4. Đền Đôi Cô
Đền Đôi Cô và chùa Cam Lộ, tọa lạc tại phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, là một quần thể kiến trúc cổ kính, lưng tựa vào những ngọn đồi xanh mát, trước mặt là dòng suối hiền hòa. Ngôi đền, vốn được người dân địa phương trìu mến gọi là đền “Cô Đôi” Cam Đường, đã tồn tại hàng trăm năm, mang trong mình bao câu chuyện huyền bí và linh thiêng.
Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, hai cô gái trẻ từ làng Đình Bảng, Bắc Ninh lên vùng Lào Cai buôn bán vải. Với tấm lòng nhân hậu và sự nhiệt tình, họ nhanh chóng trở thành người bạn thân thiết của dân làng Chiềng On. Hai cô gái thường xuyên vận chuyển hàng hóa lên vùng cao để tiếp tế cho quân lính, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ đất nước. Thế nhưng, một ngày định mệnh, thi thể của hai cô gái được tìm thấy trôi dạt trên dòng suối. Cảm động trước tấm lòng cao cả của họ, dân làng đã lập đền thờ để tưởng nhớ và cầu nguyện.
5. Đỉnh Fansipan
Quần thể tâm linh Fansipan, thuộc dự án Sun World Fansipan Legend, là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam. Với hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo, như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự, cùng các pho tượng Phật uy nghiêm, quần thể này đã thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.
Đến với Fansipan vào mùa xuân, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của “Nóc nhà Đông Dương” mà còn có cơ hội hòa mình vào không khí tưng bừng của lễ hội Khèn hoa và hội xuân mở cổng trời. Sự kiện thường niên này tái hiện một cách sống động bức tranh Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Bắc, với phiên chợ vùng cao sôi động, những trò chơi dân gian độc đáo và đặc biệt là cuộc thi múa khèn sôi nổi. Du khách sẽ được trải nghiệm những nghi lễ trang trọng như lễ rước, lễ cầu quốc thái dân an, cùng người dân địa phương gửi gắm những mong ước tốt đẹp cho một năm mới an lành, hạnh phúc.
Bình luận của bạn