Nên cúng ông Táo bằng cá chép thật hay giấy?

Theo nếp cũ, gia đình nào cũng dâng cá chép để cúng tiễn ông Táo về trời

Chuẩn bị đồ cúng ông Công, ông Táo đúng cách

Video: Trăm bệnh đổ đầu vì ngồi bồn cầu sai tư thế

Muôn kiểu thả cá tiễn ông Táo về trời

150 bạn trẻ quyết bảo vệ môi trường trong ngày ông Táo về trời

Theo truyền thuyết, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng, bẩm báo mọi chuyện trong gia đình gia chủ dưới nhân gian. Vì thế, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, ngoài mâm cỗ mặn, hương hoa, đèn, trầu cau, 2 mũ Táo ông, 1 mũ Táo bà, bộ quần áo, hia hài, lễ vật không thể thiếu là cá chép vàng.

Hàng năm, cứ đến ngày 23, nhiều gia đình lại đi mua cá chép vàng về cúng tiễn ông Táo, sau đó đem cá thả ra ao, hồ, sông, suôi để phỏng sinh. Ngày nay bên cạnh việc mua cá chép thật, người ta còn dùng cá chép giấy để thay thế. Các loại cá chép giấy được làm với nhiều mẫu mã, hình thức khá đa dạng. Tuy nhiên, điều này làm nảy sinh nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy để cúng ông Táo.

Mâm cỗ cúng ông Táo về trời không thể thiếu cá chép vàng

Anh Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: "Tôi thấy việc cúng cá chép thật hay cá chép giấy không quá quan trọng, quan trọng là phải thành tâm. Nhiều năm nay, gia đình tôi đã chuyển sang cúng bằng cá chép giấy vừa tiện, vừa nhanh, mẫu mã các loại cá chép giấy lại đẹp, tha hồ chọn lựa".

Cùng quan điểm với anh Phong, chị Thúy (Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: "Bây giờ sông hồ ô nhiễm, thả cá xuống cũng không sống được. Mình thả đầu này, đầu kia đã có người thả sẵn lưới để bắt cá, như vậy thì cũng đâu có ý nghĩa gì! Theo tôi, nếu đốt cá giấy thì ông Táo sẽ nhận được nên nhiều năm nay tôi vẫn mua cá giấy về cúng".

Trái ngược với quan điểm này, chị Thu (Tây Hồ, Cầu Giấy) lại cho rằng: "Nên giữ nguyên truyền thống xưa nay là cúng cá chép vàng. Cúng xong tôi mang ra hồ Tây thả cá là yên tâm".

Bàn luận về vấn đề này, GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, cho rằng: Trong ngày cúng ông Táo người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được. Nếu có điều kiện thì nên dùng cá chép thật về cúm rồi thả phóng sinh.

Tục thả cá chép phóng sinh vào ngày 23 tháng Chạp là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt

"Cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài việc để đưa ông Táo bay về trời theo quan niệm của dân gian thì tục lệ phóng sinh này còn mang đậm tinh thần từ bi của nhà Phật. Triết lý nhà Phật là coi tất cả muôn loài, kể cả con người cùng chung một bản thể, cội nguồn", GS Thịnh cho hay.

Hơn thế nữa, việc dùng cá chép thật để cúng ông Táo còn phần nào giúp tạo công ăn việc làm, thu nhập cho những người nuôi cá chép vàng. Nhờ vậy, phong tục này lại mang cả ý nghĩa xã hội to lớn.

Dương Nhung H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội