Bóc khối u, mất buồng trứng?

Chị M. buồn bã kể lại sự cố sau ca mổ bóc khối u - Ảnh: Đoàn Cường

Xét nghiệm ROCA giúp giảm tử vong do ung thư buồng trứng

Phát hiện ung thư buồng trứng qua hơi thở

10 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư buồng trứng

6 triệu chứng của ung thư buồng trứng: Kẻ giết người thầm lặng

Theo chị M., ngày 16/5/2015, chị bị đau bụng và đến khám tại BV Đa khoa Gia đình và được yêu cầu nhập viện, chỉ định phải phẫu thuật vì có u buồng trứng hai bên.

Trước phẫu thuật, chị M. có trao đổi với bác sỹ là mới có một con gái nên có kế hoạch sinh con nữa, việc phẫu thuật có ảnh hưởng gì đến việc sinh con không? “BS trả lời phẫu thuật bóc u không liên quan tới buồng trứng nên không ảnh hưởng gì đến việc sinh con sau này”- chị M. nói. Chiều 17/5, chị được phẫu thuật bóc u, sau 5 ngày điều trị chị M. xuất viện.

Nhiều ngày sau, chị M. không có kinh nguyệt nên quay lại BV Đa khoa Gia Đình và được giải thích chị mới mổ, phải có thời gian cho buồng trứng phục hồi. Ngày 15/7/2015, chị đến một phòng khám tư nhân và bác sỹ kết luận không thấy hai phần phụ. Ngày 23/10/2015, chị M. tiếp tục đến BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng để siêu âm. Kết quả “buồng trứng phải, buồng trứng trái: Khó quan sát”.

Chị M. quay lại BV Gia đình siêu âm. Kết quả quả siêu âm ngày 24/10/2015 vẫn thấy buồng trứng trái và phải có cấu trúc bình thường. “Tôi luôn hi vọng mình vẫn còn khả năng sinh con nhưng mãi không thấy kinh nguyệt, ngày 25/2/2016, tôi đã đến khám tại BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, BS kết luận tôi không còn khả năng sinh sản”- chị M. kể lại.

Ngày 4/6, chị đến BV Gia đình siêu âm và khai bằng tên khác vì muốn kiểm tra sự chính xác kết quả siêu âm lần trước thì kết quả khác lại cho thấy: “Hai phần phụ không quan sát thấy”!

Trả lời về khiếu nại của chị M., ông Trần Văn Long - Phó Giám đốc BV Đa khoa Gia đình Đà Nẵng - cho biết, bác sỹ chẩn đoán chị M. có u buồng trứng 2 bên, theo dõi u lạc nội mạc dọa vỡ. Các bác sỹ quyết định mổ nội soi bóc u buồng trứng 2 bên, gỡ dính… nhằm bóc 2 khối u và bảo tồn buồng trứng. Tuy nhiên, cũng theo ông Long, hai khối u lớn chèn ép buồng trứng, khiến chức năng buồng trứng đã có vấn đề.

Ông Long cho rằng buồng trứng trái, phải khó quan sát không phải do ca mổ trước đó mà nhiều khả năng buồng trứng bị teo lại do u chèn ép lâu ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân không có kinh hoặc vô sinh!

Theo ông Long, vấn đề ở đây là ê kíp bác sỹ sau mổ phải giải thích cho bệnh nhân về những khả năng có thể xảy ra. “Chẩn đoán trước mổ là một chuyện, chẩn đoán sau mổ lại là chuyện khác”, ông Long nói. 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội