Biến thể mới Lambda là một chủng đột biến của virus gốc SARS-CoV-2.
Giới khoa học Anh lo ngại về tiêm vaccine vẫn nhiễm biến thể Delta
Biến thể Delta lây nhanh như thủy đậu, mạnh hơn cúm mùa
Indonesia đang bên bờ vực của "thảm họa COVID-19" vì biến thể Delta
Vaccine COVID-19 AstraZeneca hiệu quả với biến thể Delta?
Biến thể Lambda là gì?
Biến thể Lambda (C.37) là một chủng đột biến của virus gốc gây bệnh COVID-19 SARS-CoV-2. Hiện biến thể Lambda được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh mục biến thể cần chú ý (VOI), thấp hơn các biến thể trong danh mục cần được quan tâm (VOC) như biến thể Delta xuất hiện cách đây không lâu.
Biến thể Lambda có nguồn gốc từ đâu?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể Lambda xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 8/2020 tại thủ đô Lima (Peru), sau đó nhanh chóng lan rộng tại nước này. Hiện có hơn 80% trường hợp nhiễm COVID-19 mới tại nước này có liên quan đến biến thể Lambda (kể từ tháng 4/2021).
Sau khi phát tán tại Peru, biến thể Lambda tiếp tục tấn công khu vực Nam Mỹ (Ecuador, Chile, Argentina, Brazil) và hiện có nguy cơ trở thành biến thể virus COVID-19 chủ đạo ở khu vực này.
Tại Châu Á, Nhật Bản đã ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên mang biến thể mới vào ngày 20/7, là một công nhân người Nhật trở về từ Peru. Philippines cũng thông báo nước này vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Lambda vào ngày 15/8.
Triệu chứng của người nhiễm biến thể Lambda
Triệu chứng của người nhiễm biến thể Lambda không khác biệt so với nhiễm các chủng virus COVID-19 bình thường. Cụ thể, các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với virus và bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm: sốt, ho, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau họng, mất vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn, nôn, người nhiễm biến thể Lambda còn có các triệu chứng liên quan đến đường ruột như tiêu chảy…
Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng hiếm gặp khác. Người cao tuổi, người có bệnh lý nền như các bệnh về tim, phổi, đái tháo đường có nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm biến thể này.
Biến thể Lambda có khả năng lây nhiễm và kháng vaccine cao hơn
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy biến thể Lambda có khả năng lây nhiễm và kháng vaccine cao hơn so với virus “gốc”.
Theo kết quả phân tích gene ban đầu, biến thể Lambda có 5 đột biến gene mới, trong đó 3 đột biến là RSYLTPGD246-253N, 260L452Q, F490S có khả năng chống lại hoặc trung hòa kháng thể trong vaccine và 2 đột biến là T76I, L452Q có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2.
Mặc dù đến nay chưa thể xác định liệu biến thể Lambda có nguy hiểm hơn biến thể Delta hay không, nhưng tiến sỹ Kei Sato, nhà nghiên cứu cao cấp của Đại học Tokyo, cảnh báo biến thể Lambda có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng với xã hội loài người.
Bình luận của bạn