Thực hư chuyện vải thiều bị “ngâm thuốc”?

Có hay không chuyện vải thiều phải ngâm thuốc để tươi lâu?

Người Hà Nội đã được ăn vải thiều "chính hiệu" Bắc Giang

Ăn không đúng cách, vải thiều hóa "thuốc độc"

3 món tráng miệng ngon mát từ vải thiều

Cách nấu chè hạt sen vải thiều thơm ngon

Infographic: Những lợi ích sức khỏe ít ai biết của vải thiều

Nội dung thông tin được chia sẻ trên các diễn đàn về chuyện vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang được “ngâm thuốc” để bảo quản

Thông tin nhanh chóng được chia sẻ trên nhiều diễn đàn trên mạng xã hội facebook, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, uy tín và thương hiệu vải thiều. Nhất là khi vải thiều đang là mặt hàng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương đang nỗ lực quảng bá, xuất khẩu và đưa vào chỉ dẫn địa lý.

Trên thực tế, vải thiều là loại quả có chứa hàm lượng đường cao và rất dễ bị lên men nếu dập, hở và quá trình bảo quản không tốt. Để có thể vận chuyển đến những địa phương khác hoặc xuất khẩu, vải thiều trước khi đóng thùng phải được rửa qua nước đá lạnh trước khi vận chuyển bằng xe lạnh và chứa trong thùng xốp ướp đá khô.

Phương pháp này không chỉ được bà con chồng vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang áp dụng mà còn được người dân ở những địa phương khác dùng để bảo quản vải.

Theo ông Nguyễn Đức Kiêm, người xã Thanh Thủy (Thanh Hà, Hải Dương), cách đây hơn chục năm, một đoàn thương lái người Singapore đã về huyện Thanh Hà, Hải Dương để thu gom vải thiều. Họ đã hướng dẫn bà con cách bảo quản vải tươi bằng nước đá. Nhờ đó, vải thiều có thể vận chuyển nửa tháng hoặc gần 1 tháng mà vải vẫn giữ được độ tươi... Song cách này phải có đá cây với số lượng lớn. Sau này, bà con có sáng kiến, sau khi ngâm vải với nước đá sẽ cho vải vào thùng xốp, bọc thêm nước đá lớn và dùng băng dính dán kín lại. Với cách làm này, vải có thể vận chuyển đến các tỉnh phía Nam hoặc nhiều tỉnh của Trung Quốc, Lào...

Thứ "thuốc" được dùng để ngâm ướp thực chất là... nước đá (Ảnh: Quý Đoàn)

Ở Lục Ngạn, để ướp lạnh vải trước khi vận chuyển đi xa, người Lục Ngạn (Bắc Giang) sử dụng đến hàng vạn cây đá lạnh mỗi ngày. Dùng đá lạnh để ngâm ướp cũng là cách làm duy nhất được người dân Lục Ngạn dùng để giữ độ tươi ngon cho vải.

Vải thiều được rửa qua nước đá lạnh trước khi được vận chuyển (Ảnh: Quý Đoàn)

Do đó, không có chuyện vải thiều bị “ngâm thuốc” để bảo quản, người tiêu dùng không nên quá hoang mang và dễ tin vào những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng. Đây cũng là bài học cho những người dùng mạng xã hội, không nên vội vàng chia sẻ thông tin thất thiệt có thể gây hại đến hàng nghìn người nông dân, hàng triệu người tiêu dùng và ảnh hưởng trầm trọng đến uy tín, giá trị thương hiệu của một vùng nông sản rộng lớn.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội