Thưởng 50 triệu đồng cho người tìm thấy du khách Anh mất tích ở Fansipan

Hiện người nhà của Webb có mặt tại Sa Pa và phối hợp với các lực lượng chức năng để tìm kiếm

Du khách người Anh đã bị ngã và chảy nhiều máu trước khi mất tích tại Sapa

Thêm 1 người nước ngoài nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam

Tàu du lịch cháy lớn, nhiều người nhảy xuống biển Hạ Long

Sẽ xử hình sự nếu để du khách bị ngộ độc thực phẩm

Ông Nguyễn Xuân Trường - Phó Chủ tịch huyện Sa Pa, Lào Cai, cho biết công tác tìm kiếm du khách Anh, Aiden Webb, 23 tuổi đang được tích cực được triển khai. 

Lực lượng được huy động hôm nay lên đến 60 người, bao gồm kiểm lâm Vườn quốc gia Hoàng Liên, công an, bộ đội và dân quân xã. Đội cứu hộ của công an tỉnh Lào Cai cũng được bổ sung 15 người.

Họ được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm theo mỗi hướng khác nhau. Một nhóm xuất phát từ xã San Sả Hồ chia thành hai mũi, bản Sín Chải và Suối Vàng. Nhóm thứ 2 vòng ngược lại, bắt đầu từ đỉnh 2.800 m và tìm ngược trở xuống. Đội tổ chức tìm kiếm cũng cho người đi cáp treo Fansipan, dùng ống nhòm quan sát từ trên cao xuống. 

Aiden và bạn gái đã du lịch khoảng hai tháng rưỡi trong hành trình dự định dài 4 tháng của họ. Ảnh BBC

Ông Trường cho biết, ngay khi nhận được thông báo mất tích từ phía gia đình nạn nhân hôm 4/6, Sa Pa huy động ngay 3 đội tìm kiếm, mỗi đội gồm 10 người.

"Các nhóm làm việc liên tục qua đêm trong suốt các ngày, mới tạm nghỉ tối qua", ông Trường nói.

Theo thông tin định vị từ bạn gái nạn nhân, Blue Bell Eloise Baugham, ban chỉ đạo đã khoanh vùng tìm kiếm từ điểm 2.200m trở lên. Ông Trường cho biết đây là khu vực có nhiều vực sâu, địa hình phức tạp nên các phương án ban đầu đưa ra như sử dụng chó nghiệp vụ hay máy bay trực thăng đều không khả thi. "Việc tìm kiếm chủ yếu dựa vào sức người, đặc biệt là người dân trong xã San Sả Hồ. Họ thông thuộc địa hình và có sức khỏe". 

Theo kinh nghiệm của những người từng leo Fansipan, hướng đi qua Sín Chải là một trong những cung nguy hiểm nhiều so với điểm xuất phát từ Trạm Tôn hay bản Cát Cát. Từ điểm cao 2.700 m, du khách phải leo bằng dây thừng để lên cao hơn. Dù chỉ là một đoạn ngắn nhưng khá nguy hiểm, đòi hỏi nhiều sức khỏe và kinh nghiệm leo núi. Đoạn từ điểm cao 2.800 m địa hình dốc liên tục, người leo phải vượt qua các vách đá dựng đứng.

Dốc toàn lực tìm kiếm

"Trong khoảng một tuần đầu mất tích, khả năng cứu sống được du khách nếu tìm thấy là rất cao, do đó, chúng tôi sẽ dốc toàn lực và trao thưởng 50 triệu đồng cho người dân hoặc đội nào tìm được du khách", ông Trường cho biết. Số tiền này sẽ được trích từ ngân sách huyện.

Theo cô Bluebell Baughan, trước khi mất liên lạc, Webb thông báo bị ngã xuống thác, chấn thương đầu gối và bị đá cắt tay rách sâu, chảy nhiều máu. Hai người liên lạc qua điện thoại đến sáng hôm 4/6 thì bị ngắt.

Webb và Baughan cùng nhau du lịch Thái Lan, sau đó đến TP.HCM, Đà Lạt và Sa Pa. Sáng 3/6, Webb quyết định một mình chinh phục Fansipan, trong khi bạn gái ở lại thị trấn.

Hiện người nhà của Webb có mặt tại Sa Pa và phối hợp với các lực lượng chức năng để tìm kiếm. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả.

Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cao 3.143m, được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương, nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 9 km. Thời gian phù hợp để leo Fansipan là từ tháng 9 đến tháng 4, thời tiết khô ráo, không quá lạnh. Thông thường, mỗi hành trình chinh phục đỉnh sẽ mất khoảng 3 ngày 2 đêm. Từ tháng 2/2016, tuyến cáp treo Fansipan đi vào hoạt động, giúp du khách có thêm lựa chọn.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội