Bé ho kéo dài không khỏi, phải làm sao?

Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc ho

Trẻ bị ho nhiều về đêm có nguy hiểm không?

Trẻ bị ho: Những cách trị dứt điểm

Trẻ bị hóc thạch nên làm gì?

Chữa ho và chảy mũi cho trẻ không cần kháng sinh

Trả lời:

Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết: 

Chào bạn! Trẻ bị ho liên tục trên 4 tuần là hiện tượng ho kéo dài. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, vì thế để có thể điều trị phù hợp và tốt nhất cho trẻ thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.

Trẻ bị ho kéo dài có thể do phổi hoặc những bệnh ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày thực quản, tim mạch hoặc do các tác dụng phụ của thuốc. Bạn có thể dựa vào những yếu tố sau để xác định tại sao trẻ bị ho kéo dài: 

- Dựa vào một vài biểu hiện khi ho: Ho có đờm có thể do dị ứng, hen; Ho từng cơn và đỏ mặt có thể do dị vật đường thở, ho gà; Ho nhiều về đêm do viêm mũi xoang, hen; Ho sau khi vận động là biểu hiện của bệnh hen; Hoặc nếu không bao giờ ho trong khi ngủ thì có thể trẻ chỉ ho do tâm lý...

- Phân loại theo tuổi: Trẻ sơ sinh ho kéo dài có thể do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm chlamydia, lao...), ô nhiễm môi trường, hen phế quản, dị tật đường hô hấp, tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày. Trẻ nhỏ ho kéo dài có thể do ô nhiễm môi trường, hen phế quản, dị vật, trào ngược dạ dày, hoặc do tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm. Trẻ lớn hơn bị ho kéo dài có thể do ô nhiễm môi trường, lao, hen phế quản, dãn phế quản, hay ho do tâm lý.

Trong trường hợp của con bạn, đã cho bé uống thuốc nhưng không khỏi thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều kịp thời. Tại phòng khám, các bác sỹ sẽ hỏi về tiền sử dị ứng, hen phế quản trong gia đình; Về môi trường mà trẻ sinh sống hoặc tiếp xúc... Ngoài ra, tùy vào tình trạng của bệnh, trẻ có thể được làm các xét nghiệm như: Chụp X-quang phổi, thử nghiệm lao, chụp xoang, kiểm tra chức năng hô hấp, xét nghiệm huyết thanh để tìm vi trùng, nội soi phế quản nếu có nghi ngờ dị vật...

 Ngoài ra, bạn có thể dự phòng bệnh ho cho bé bằng những cách sau:

- Dùng nước muối sinh lý hay nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.
- Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. 
- Nên dùng nước ấm tắm cho bé. 
- Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.
- Cho bé uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
- Tăng cường cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung vitamin C. Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé sử dụng thêm thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sỹ.

Chúc bé nhà mau khỏi bệnh!

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị