Ho là cơ chế tự động của cơ thể giúp đẩy vi trùng, virus ra khỏi phế quản
Những bệnh hô hấp trẻ thường gặp vào mùa đông
Bệnh hô hấp lúc giao mùa: Nỗi lo của những gia đình trẻ
Trẻ mắc bệnh hô hấp 'ùn ùn' nhập viện
Trẻ nhập viện vì các bệnh đường hô hấp tăng cao
TP.HCM là nơi có tỉ lệ người mắc bệnh đường hô hấp cao nhất nước
Muốn trị ho cho bé hiệu quả, đầu tiên các mẹ phải biết rằng ho không phải là một bệnh mà chỉ là một triệu chứng của các bệnh đường hô hấp. Và nó là cơ chế tự động của cơ thể bé có thể giúp đẩy vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Ho là tốt nhưng nhìn thấy bé nhà mình cứ "khục khặc" mãi thì thật không thể nào yên tâm được.
Cháo gừng hành - bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả
Chăm sóc cho bé tại nhà thế nào?
Chỉ chăm sóc cho bé tại nhà khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói...
Bạn nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh, ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần.
Ngoài ra, một số bài thuốc dân gian có thể tự "chế" ở nhà sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đối phó với những cơn ho và thật sự an toàn cho bé:
- Nấu cháo gừng hành: Có thể chữa ho do bị phong hàn. Cách nấu: Gạo 50gr, gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng.
- Canh trứng gà nấu với mật ong: Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. Cách nấu: 300ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng gà đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
- Bách hợp nấu chè đỗ xanh: Thích hợp cho những bé phổi yếu, ho lâu không khỏi. Cách nấu: Bách hợp 50gr, đỗ xanh 30gr. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.
- Xuyên bối mẫu nấu với lê: Thích hợp bé bị ho và nhiều đờm. Cách nấu: Một quả lê, bột xuyên bối mẫu 3gr, đường phèn 15gr. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với xuyên bối mẫu và đường phèn khoảng nửa tiếng là được. Uống nước và ăn lê.
- Củ nghệ tươi (hay còn gọi củ nghệ cái): Đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5gr đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Hãy đưa trẻ tới gặp bác sỹ!
Đưa trẻ tới gặp bác sỹ ngay khi có các triệu chứng nguy hiểm
Khi trẻ ho quá lâu, các triệu chứng nặng thêm thì cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán bệnh:
- Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Đây là dấu hiệu cảnh báo, phải đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
- Nếu trẻ ho kéo dài trên hai tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm thì cần gặp bác sỹ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mạn tính không.
- Các trường hợp khác như trẻ có vẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói, bạn cũng nên cho bé gặp bác sỹ để kịp thời điều trị.
Tuyệt đối không
- Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh để trị ho: Nhiều gia đình tự ý mua thuốc về sử dụng theo kinh nghiệm: người to uống nhiều, người bé uống ít. Điều này đặc biệt nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ.
- Không cho trẻ dùng thuốc an thần, thuốc ngủ, ức chế ho vì bé dễ bị nặng hơn tình trạng bệnh, có thể gây suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng.
- Một số loại siro ho, thuốc ho... cần được sự tư vấn của bác sỹ, không tự ý cho bé sử dụng.
Bình luận của bạn