Trẻ bị mụn cóc ở chân phải làm sao?

Trẻ em là đối tượng dễ bị mụn cóc

Mụn cóc ở lòng bàn chân tái phát phải điều trị thế nào?

Miếng dán trị mụn có giúp loại trừ mụn trứng cá?

Dùng vỏ chuối để trị mụn cóc, nốt muỗi đốt và vết bầm tím

4 cách tự nhiên giúp chữa mụn cóc ngay tại nhà

Bác sỹ, tiến sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com, trả lời:

Chào bạn!

Mụn cóc là bệnh nhiễm trùng do virus papilloma (HPV) gây ra. Virus này thường có mặt ở nhiều nơi và dễ lây lan. HPV xâm nhập vào da qua những vết trầy sước bên ngoài. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn vì chúng hiếu động và thường xuyên bị trầy sước hay đi chân đất... Thêm vào đó, hệ miễn dịch của trẻ thường kém hơn người lớn nên chúng thường dễ mắc bệnh hơn người lớn. Virus HPV thường sống ở những nơi ẩm nên việc đi chân đất sẽ khiến trẻ dễ bị mụn cóc bàn chân. Mụn cóc mọc ở dưới lòng bàn chân được gọi là mụn cóc plantar. 

Thông thường, mụn cóc có thể tự khỏi. Khoảng 25% trường hợp mụn cóc có thể biến mất trong vòng 3 - 6 tháng và 65% mụn cóc biến mất trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, thật không may có một số mụn cóc vẫn tồn tại trong nhiều năm.

Mụn cóc Plantar mà con bạn đang mắc phải có thể khiến trẻ bị đau đớn khi bị đi bộ, chạy nhảy. Thông thường, cơn đau do mụn cóc gây ra sẽ biến mất trong vài ngày ngay cả khi bạn không có biện pháp can thiệp. Mụn cóc nên được điều trị nếu chúng lan rộng, gây mất thẩm mỹ hoặc tiếp tục gây đau.

Có nhiều phương pháp điều trị mụn cóc như đốt điện, chấm ni tơ lỏng dùng tia laser hoặc dùng thuốc. Thành phần chính trong hầu hết các loại thuốc điều trị mụn cóc không kê đơn là acid salicylic. Đây là hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực vật (vỏ cây liễu) và hầu hết các loại trái cây. Bạn có thể dùng thuốc để bôi lên vị trí mụn cóc. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng trong nhiều tuần mụn cóc mới biến mất. Để thuốc có hiệu quả tốt nhất bạn nên ngâm chân bằng nước ấm hoặc cọ sát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay… để loại bỏ lớp tế bào chết trên da trước khi bôi thuốc. 

Liệu pháp áp lạnh hay còn được gọi là liệu pháp đông lạnh bằng nitrogen lỏng là một phương pháp điều trị thường được sử dụng để điều trị mụn cóc nhỏ. Quá trình điều trị thường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1-2 tuần. Người bệnh thường phải thực hiện ít nhất 4 lần. Phương pháp này thường không gây đau đớn và ít để lại sẹo.

Ngoài các phương pháp trên, bác sỹ cũng có thể điều trị mụn cóc bằng liệu pháp miễn dịch. Các bác sỹ sẽ bôi một số hóa chất lên vùng da bị bệnh. Thuốc có thể làm tăng đáp ứng miễn dịch của da với mụn cóc và làm cho virus gây mụn cóc bị chết. Thôi miên cũng là một phương pháp kích hoạt hệ thống miễn dịch. Theo nghiên cứu của các nhà khoa, thôi miên có hiệu quả như nhiều phương pháp điều trị mụn cóc thông thường khác. 

Điều trị mụn cóc không khó, nhưng quá trình điều trị thường tốn khá nhiều thời gian và bệnh dễ tái phát. Do vậy, bạn nên đi đưa con đến gặp bác sỹ để xác định rõ ràng xem đó có phải là mụn cóc hay không. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Tiến sỹ Alan Greene là bác sỹ nhi khoa nổi tiếng của Mỹ. Ông là người sáng lập trang web DrGreene.com. Theo AMA, trang DrGreene.com của ông là trang web bác sỹ đầu tiên trên Internet. 

DrGreen.com đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. DrGreene.com hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa. 

Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections


Gia Hân H+ (Theo Drgreene)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị