Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân là một nhiễm trùng da do virus HPV gây ra.
4 cách điều trị mụn cóc sinh dục hiệu quả
Dùng vỏ chuối để trị mụn cóc, nốt muỗi đốt và vết bầm tím
Ăn + uống gì để đẩy lùi mụn cóc lởm chởm?
Bệnh ở chân vừa kinh vừa xấu hoành hành khi mùa mưa đang tới
Tiến sỹ Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của tờ Daily Mail trả lời:
Chào bạn!
Mụn cóc là sự tăng trưởng da bất thường được gây ra bởi một chủng papillomavirus ở người (HPV). Verrucas là tên được đặt cho mụn cóc xảy ra ở lòng bàn chân. Mụn cóc mọc ở bàn chân là hiện tượng bình thường, theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 10% người trưởng thành bị mụn cóc.
Virus gây mụn cóc thường sinh trưởng trong môi trường ấm và ẩm, đây là lý do vì sao mụn cóc ở bàn chân thường lây lan nhanh chóng. Mụn cóc có thể gây khó chịu và đau đớn khi đi lại.
Hiện nay có nhiều cách điều trị mụn cóc, nhưng về cơ bản có thể được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm phá hủy mô mụn cóc (dùng acid salicylic và liệu pháp áp lạnh), liệu pháp miễn dịch và sử dụng các loại thuốc tác động đến sự tăng sinh tế bào (thuốc gây độc tế bào).
Bác sỹ có thể chỉ định cho bạn bôi acid salicylic hàng ngày. Nếu bôi acid salicylic theo đúng chỉ định của bác sỹ thì bệnh có thể được cải thiện 80%. Tuy nhiên, khi dùng acid salicylic bạn có thể gặp một số tác dụng phụ tiềm ẩn như kích ứng da cục bộ.
Liệu pháp áp lạnh hay còn được gọi là liệu pháp đông lạnh bằng nitrogen lỏng là một phương pháp điều trị giúp phá hủy mụn cóc khác. Quá trình điều trị hường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1-2 tuần sẽ cho kết quả tốt (có người khỏi hoàn toàn). Thuốc được sử dụng là khí nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-196 độ C). Thuốc ít để lại sẹo hay biến đổi sắc tố ở vị trí chấm nhưng thường gây khó chịu khi chấm, có thể gây phồng nước và gây đau nhiều ngày sau khi chấm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này khi có chỉ định của bác sỹ.
Nếu mụn cóc bị lan rộng ở khắp gót chân, bàn chân thì liệu pháp miễn dịch sẽ được các bác sỹ lựa chọn để điều trị tình trạng của bạn. Liệu pháp miễn dịch thường được thực hiện bởi bác sỹ đa khoa. Khi điều trị, các bác sỹ sẽ bôi một hóa chất lên vùng da bị bệnh. Thuốc có thể làm tăng đáp ứng miễn dịch của da với mụn cóc và làm cho virus gây mụn cóc bị chết. Tuy nhiên, mụn cóc có thể trở lại khi không điều trị.
Loại điều trị thứ ba là thuốc gây độc tế bào. Phương pháp chỉ được áp dụng với những người bị mụn cóc cứng đầu. Thuốc thường được sử dụng là fluorouracil, dưới dạng kem. Sau khi bôi thuốc này lên mụn cóc, nó sẽ giết chết virus gây mụn cóc. Thuốc này cũng có thể được sử dụng với liều cao hơn để điều trị ung thư. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc này là lở loét da, mất móng tay...
Điều trị mụn cóc không khó, nhưng nó tốn thời gian và dễ tái phát, do vậy bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để xác định rõ ràng xem đó có phải là mụn cóc hay không. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn