Tiêm vaccine là đưa vào cơ thể một kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Và tùy theo cơ địa từng người có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm vaccine. Phản ứng này có thể là nhẹ hay nặng tùy từng trường hợp và tùy loại vaccine cũng như thể trạng sức khỏe cơ thể của đứa trẻ.
Theo thống kê của các chuyên gia nhi khoa thì cứ 1 trong 4 trẻ tiêm vaccine sẽ có những biểu hiện phản ứng phụ với thuốc. Những biểu hiện thường gặp có thể là sốt, sưng tấy, sưng phồng, …trên da.
Mặc dù việc tiêm phòng đôi khi có thể gây ra những phản ứng không mong muốn nhưng vẫn cần được khuyến khích, vì tác dụng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Theo các chuyên gia nhi khoa thì cứ 1 trong 4 trẻ tiêm vaccine sẽ có những biểu hiện phản ứng phụ với thuốc.
Khi nào không nên tiêm phòng cho trẻ?
Theo các chuyên gia có một trường hợp không nên tiêm phòng: đó là những trẻ đang ở trong tình trạng mà việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm. Những trường hợp này được coi là "chống chỉ định" của việc tiêm phòng.
Không nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ đang sốt, trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi ...), trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức, trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma)...
Không nên tiêm phòng đối với những trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch màng phổi..., nhất là những trẻ đang mắc bệnh thận mãn tính...
Tùy từng loại có chỉ định khác nhau. Việc thực hiện quy trình tiêm chủng, bảo quản với các loại vaccine không khác nhau. Nhưng luôn cần chú ý mỗi loại vaccine luôn có một yêu cầu về sức khỏe với trẻ.
- Tiêm phòng viêm gan B: Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần
được bác sĩ thăm khám trước. Trẻ chỉ được tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24
giờ sau khi sinh khi đã bú tốt. Đối với những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị
đẻ khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già
tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng
hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp
tính thì cần được hoãn tiêm.
- Tiêm phòng lao: nên tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân;
các trẻ đang bị bệnh cấp tính; các trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang
tiến triển.
- Tiêm phòng Bạch hầu, uốn ván, ho gà: Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh (co giật, viêm não và các bệnh về não)… không nên tiêm.
- Tiêm phòng sởi: nên tránh cho các trẻ đang bị ung thư máu, các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid ...
- Tiêm phòng thương hàn: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong 1 tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng ...
- Tiêm phòng bại liệt: Tuyệt đối không được cho uống vaccine phòng bại liệt khi trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang điều trị thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp…) hoặc bị nhiễm HIV.
- Tiêm phòng viêm não Nhật Bản: Không được tiêm khi trẻ đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là trẻ đã từng bị dị ứng với vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Ngoài những vaccine phòng các bệnh trên còn có nhiều loại khác như: thủy đậu, quai bị, cúm, viêm màng não… Tuy nhiên, để tiêm vaccine phòng bệnh được an toàn và hiệu quả, tốt nhất trước khi tiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hỏi rõ về thời điểm tiêm vaccine.
Không nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ đang sốt
Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ:
Trước khi tiêm
Không cho trẻ ăn, bú quá no, tuy nhiên cũng không để trẻ đói để tránh tình
trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm;
Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng.
Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác
trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều;
Chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó;
Trước khi tiêm nên trao đổi với bác sĩ những biểu hiện sức khỏe của trẻ, có bị
suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản...),
tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn... để giảm đi những phản
ứng bất lợi cho trẻ.
Sau khi tiêm
Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.
Theo dõi khi trẻ về nhà: Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da,
cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là
với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm
vaccine 5 trong 1.
Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú
mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ C thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt,
thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng
nhanh hơn.
Phản ứng sau tiêm có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp.
Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại vaccine khác nhau. Phản
ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản
ứng gần như xảy ra ở các loại vaccine, phản ứng thông thường.
Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì chỉ sốt một ngày, nhiều lắm
là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng, có thể đưa trẻ
đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên
tư vấn hoặc cán bộ y tế xã, phường để được tư vấn.
Bình luận của bạn