Trẻ em Nhật Bản mắc bệnh nghi do gió độc từ Trung Quốc?

Căn bệnh này lần đầu tiên được xác định vào năm 1967 và các nhà khoa học nhận thấy nó có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em ở Nhật Bản vào những thời điểm nhất định trong năm.

"Chắc chắn có vùng nguồn khác trên toàn cầu, nhưng chúng tôi tập trung vào khu vực đông bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Hawaii và bờ biển phía tây của Bắc Mỹ để xem có điều gì xảy ra ở đây", Jane Burns, giáo sư - giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bệnh Kawasaki tại trường Đại học California nói.

Trẻ em Nhật đeo khẩu trang để tự bảo vệ mình

Nghiên cứu trước đây sử dụng mô hình dòng không khí cho thấy các trường hợp bệnh Kawasaki đạt đỉnh điểm khi gió bắt nguồn từ một khu vực trồng ngũ cốc rộng lớn ở phía đông bắc Trung Quốc .
Các nhà khoa học quyết định lấy mẫu và phân tích không khí ở độ cao từ 2-3 km trên lãnh thổ Nhật Bản. Họ sử dụng một chiếc máy bay chở thiết bị lọc khí khối lượng lớn.
Rất ngạc nhiên, họ phát hiện ra rằng các loại nấm trong không khí chiếm ưu thế là Candida, một thành viên của họ nấm men và các nguyên nhân phổ biến nhất của một loạt các bệnh nhiễm trùng nấm đối với con người trên toàn thế giới.
Khi nghiên cứu trên loài chuột, người ta thấy Candida có liên quan đến hội chứng động mạch vành tương tự như bệnh Kawasaki.
Phân tích mới nhất trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học cho biết nguyên nhân rất có thể là từ một "chất có khả năng tổng hợp thành độc tố trong không khí" có nguồn gốc từ vùng đông bắc Trung Quốc.


Một trẻ em mắc bệnh Kawasaki

Theo lý thuyết, số loại độc tố trong không khí gây bệnh có thể xuất hiện khi gió thổi trên khu vực canh tác ngũ cốc. Khi trẻ em nhiễm phải độc tố thì dễ bị biến đổi gene di truyền, nó có thể gây ra phản ứng miễn dịch bất thường.

Colin Phoon, giáo sư nhi khoa tại Đại học New York, mô tả nghiên cứu này là "sáng tạo" và cho biết nó có thể "cung cấp đầu mối quan trọng" về chứng bệnh mà trẻ em Nhật mắc phải. "Khi phân tích và tìm được nguyên nhân thì chúng ta mới có phương pháp điều trị hiệu quả hơn", ông nói.

Còn giáo sư Jane Burns thì tin rằng phải có thay đổi một cái gì đó ở phía đông bắc Trung Quốc từ những năm 1960, khi bệnh dịch bắt đầu xuất hiện. "Chúng ta cần phải tìm ra những hoạt động hoặc điều kiện gì đã tạo ra các độc chất bay vào gió", bà Burn nói.
Bệnh Kawasaki xảy ra trên toàn thế giới nhưng phổ biến nhất ở Nhật Bản và gây ra sốt, phát ban, bong tróc móng tay và trong khoảng 25% các trường hợp, nó cũng có thể dẫn đến chứng phình động mạch vành gây nguy hiểm đến tính mạng.
nhattd
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin