Trẻ bị đau bụng quanh rốn có thể do nhiễm giun
Tây giun nhiều, bị 'mòn ruột'?
Mẹo dân gian tẩy giun cực nhạy cho trẻ
Ăn ốc luộc dễ rước giun sán vào người!
Dùng thuốc trị giun thế nào?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào bạn!
Thuốc tẩy giun tương đối an toàn và chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi như con bạn, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn do bị nhiễm giun thì bạn nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát xem trẻ có bị nhiễm giun hay không. Khi đã có bằng chứng chính xác trẻ nhiễm giun thì trẻ sẽ được bác sỹ cho uống thuốc tẩy giun. Một số loại thuốc giun thường được chỉ định để tẩy giun cho trẻ như: Albendazol, Mebendazol, Pyratel.
Ngoài đi khám và xét nghiệm, để xác định xem bé có bị nhiễm giun hay không, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:
- Bé ăn uống kém hoặc có trường hợp vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân, hay đau bụng. Bé có thể bị nôn trớ, buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy.
- Bé bị nhiễm giun còn có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh xao, kém ngủ, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý. Nếu bị nhiễm giun kim bé có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ.
Khi cho trẻ uống thuốc giun, bạn phải theo dõi sát bé để phát hiện những bất thường của bé sau khi uống thuốc. Nếu có hiện tượng nôn, lả đi thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế. Trước khi tẩy giun cho trẻ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
Để tránh bé bị nhiễm giun, bạn cần lưu ý không cho bé tiếp xúc với đất cát. Lưu ý rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi dành cho trẻ nếu rửa được cũng nên vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng nên cho con ăn đồ ăn đã được nấu chín để hạn chế mầm bệnh, không cho trẻ ăn các thực phẩm từ bữa trước.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn