Chỉ nên ăn mì ăn liền từ 1 - 2 lần/tuần
Cảnh báo: Dân Việt ăn mỳ ăn liền nhiều thứ 2 thế giới
Ăn mỳ ăn liền như thế nào để ít hại sức khỏe?
Thu hồi mì ăn liền làm từ dầu ăn bẩn
Những tác hại vô cùng đáng sợ của mì ăn liền
Bàn luận về vấn đề mì ăn liền, ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định tần suất tối thiểu và tối đa của việc ăn thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền trong một tuần. Trung bình một gói mì ăn liền cung cấp khoảng 400kcal, tức là 1/6 nhu cầu năng lượng hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, ăn mì tôm thì hệ tiêu hóa mất thời gian nhiều hơn, khó khăn hơn trong việc xử lý loại thức ăn này.
Bên cạnh đó, việc ăn mì ăn liền thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu chất xơ khiến bạn bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, cơ thể thải độc kém hơn bình thường nên có thể tạo cảm giác khó chịu cho bạn. Ngoài ra, nếu ăn mì tôm trong những ly, tách, bát bằng nhựa không tốt (có chứa Phthalates) sẽ dễ dẫn đến rối loạn nội tiết. Trẻ ăn nhiều mì có thể bị dậy thì sớm, rất nguy hiểm.
Vì thế, để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương khuyến cáo người dân chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1 - 2 lần/tuần là tối đa.
Khi ăn mì ăn liền cần lưu ý, nấu mì với nước sôi một lần rồi đổ nước đó đi. Sau đó, nấu gói mì với nước sôi lần thứ hai rồi mới ăn. Cách làm này giúp giảm bớt những chất bảo quản còn tồn trong sợi mì (mặc dù những chất bảo quản này hoàn toàn an toàn và được phép sử dụng). Nếu có thể, nên nấu mì cùng với rau xanh, ít thịt để bổ sung thêm dinh dưỡng.
Bình luận của bạn