Rác tại khu vực trước chợ Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Bộ Y tế vào cuộc khẩn vụ “chôn lén hàng tấn rác thải y tế”
Lò đốt rác tiền tỷ của bệnh viện bỏ hoang 8 năm
5 tỷ tấn nhựa rác thải đang "bao bọc" Trái Đất
Tái chế rác thải y tế là tội phạm!
Quyết tâm xử lý nạn xả rác bừa bãi.
Đó là khẳng định của ông Lê Văn Khoa, phó chủ tịch UBND TP.HCM, tại buổi làm việc duyệt kế hoạch công tác năm 2017 của Sở Tài nguyên - môi trường TP chiều 7-2.
Ông Khoa giao Sở Tài nguyên - môi trường TP ngay trong tuần sau phải chủ trì cùng các quận huyện bàn giải pháp triển khai thực hiện nghiêm nghị định 155 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, không được đổ lỗi do thiếu lực lượng mà không xử phạt.
Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP, nhìn nhận việc xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường như xả rác, đổ nước thải ra đường... đã được quy định từ rất lâu nhưng trên thực tế rất hiếm trường hợp bị xử lý.
Theo bà Mỹ, lần này triển khai nghị định 155 sở sẽ cùng các quận huyện bàn đến nơi đến chốn về giải pháp tuyên truyền, phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền của từng cấp để hạn chế thấp nhất tình trạng người dân xả rác, nước thải... ra đường, khu vực công cộng.
Theo ông Khoa, đây là một ý tưởng rất hay, không chỉ về vấn đề giải pháp kỹ thuật mà còn ở góc độ ý thức trách nhiệm của người dân đối với các vấn đề văn minh đô thị.
Huy động “trăm tai nghìn mắt” của dân
“Tôi ủng hộ đề xuất của tác giả ý tưởng. Trước hết, với giải pháp này chúng ta có thể khuyến khích và tăng cường sự tham gia của mỗi người dân để đấu tranh với những thói quen xấu mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày ở các đô thị.
Nếu ý tưởng đó được triển khai, “trăm tai nghìn mắt” của người dân sẽ được huy động và hình thành một mạng lưới giám sát cộng đồng, giúp sức cho các lực lượng chức năng mà lâu nay chúng ta luôn tự nhận là rất mỏng” - ông Khoa nói.
Tuy nhiên, ông Khoa cho rằng việc sử dụng app trên điện thoại thông minh là cần thiết nhưng không thể thay thế hệ thống camera giám sát do Nhà nước đầu tư, như kỳ vọng của tác giả ý tưởng.
Ông Khoa giải thích: “Người dân có thể phát hiện, chụp ảnh các hành vi vi phạm để cung cấp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt.
Nhưng hình ảnh đó có đủ căn cứ để xử phạt hay không còn là vấn đề pháp lý, vì cho đến nay chỉ có hình ảnh thu thập bằng các phương tiện nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý làm căn cứ xử phạt.
Cơ quan chức năng muốn ra quyết định xử phạt dựa trên hình ảnh do người dân tự chụp và cung cấp thì cần phải có một hành lang pháp lý rõ ràng, kể cả việc phải sửa luật”.
Mặc dù vậy, theo ông Khoa, chỉ riêng việc tạo ra một công cụ để người dân tham gia giám sát các hành vi sai trái đã là rất tốt, vì tâm lý của người dân rất sợ hình ảnh xấu của mình bị cộng đồng phán xét.
Riêng về đề nghị thưởng tiền cho người dân có công phát hiện, chụp ảnh các trường hợp vi phạm, theo ông Khoa là chưa cần thiết bàn lúc này vì ông tin rằng người dân có ý thức đấu tranh với các hành vi xấu thì họ không nhằm mục đích kiếm tiền.
“Chưa kể, nếu đặt nặng vấn đề tiền thưởng sẽ vô tình khuyến khích người dân đi quá giới hạn và có thể xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác” - ông Khoa lưu ý.
Bình luận của bạn