Mèo ăn cát vệ sinh vì tò mò, vì đói và cũng có thể vì một số bệnh lý liên quan.
Cam chứa nhiều dưỡng chất nhưng không dành cho mèo
Mèo cưng có thể mắc bệnh dại không?
5 lý do khiến mèo cưng vệ sinh sai chỗ
Mèo cưng cũng biết khi nào “sen” buồn
1. Mèo mắc chứng Pica
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của hành vi ăn cát vệ sinh là hội chứng Pica. Đây là tình trạng mèo có xu hướng nhai hoặc nuốt những thứ không ăn được như giấy, vải, đất, cây cảnh, hoặc thậm chí là cát vệ sinh. Pica có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như rối loạn nội tiết, các vấn đề tiêu hóa hoặc nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, nó cũng có thể là vấn đề hành vi do tâm lý căng thẳng hoặc thiếu kích thích.
2. Thiếu hụt dinh dưỡng
Đôi khi, mèo ăn cát vệ sinh để cố gắng tự bổ sung những chất dinh dưỡng đang thiếu trong cơ thể. Chế độ ăn nghèo nàn, thiếu vitamin B12, niacin hoặc riboflavin có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và khiến mèo thèm những thứ bất thường. Nếu mèo thường xuyên ăn cát vệ sinh và kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, nướu nhợt nhạt hoặc kém ăn, chủ nuôi nên đưa mèo đi khám để kiểm tra tổng thể dinh. Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, sử dụng thức ăn dành riêng cho từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe là bước đầu tiên quan trọng để ngăn chặn hành vi bất thường này.
3. Thiếu máu
Thiếu máu cũng là một nguyên nhân có thể khiến mèo ăn cát. Tình trạng này thường xảy ra song song với thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. Mèo bị thiếu máu thường trông yếu ớt, nướu nhợt nhạt, hay nằm một chỗ. Việc ăn cát trong trường hợp này là phản ứng tự nhiên của cơ thể đang cố gắng tìm kiếm sắt từ môi trường.
5. Do hương vị của cát
Một số loại cát vệ sinh làm từ nguyên liệu tự nhiên như lúa mì, ngô, cỏ hoặc vỏ đậu có mùi vị ngọt nhẹ hoặc thơm, dễ khiến mèo bị thu hút. Trong trường hợp này, mèo có thể ăn cát không phải vì mắc bệnh mà đơn giản vì... thấy ngon. Tuy nhiên, hành vi này vẫn có thể dẫn đến tắc nghẽn tiêu hóa nếu không được kiểm soát.
6. Do căng thẳng và buồn chán

Mèo cưng cũng có thể bị stress
Giống như con người, mèo cũng có thể bị stress. Thiếu vận động, không được chơi đùa hoặc sống trong môi trường ngột ngạt có thể khiến mèo phát triển những hành vi lặp đi lặp lại như liếm lông quá mức, nhai nhựa... và cả ăn cát. Vì vậy “sen” nên cung cấp đồ chơi, thời gian tương tác và môi trường phong phú hơn có thể giúp mèo giải tỏa căng thẳng và ngừng hành vi này.
7. Bệnh cường giáp
Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp ở mèo già, khiến hormone tuyến giáp tăng cao bất thường. Điều này làm tăng cảm giác thèm ăn và khiến mèo có xu hướng ăn nhiều thứ khác thường, trong đó có cát. Các dấu hiệu khác gồm: sụt cân nhanh, uống nước nhiều, tăng động hoặc lông xơ xác. Nếu nghi ngờ mèo bị cường giáp, cần đưa đi xét nghiệm máu ngay.
8. U não
Trong một số trường hợp hiếm, hành vi ăn cát có thể bắt nguồn từ tổn thương trong não, cụ thể là do u não. Tùy vào vị trí khối u, mèo có thể biểu hiện các hành vi bất thường như ăn các vật thể lạ, đi vòng tròn, hoặc mất phương hướng. Đây là tình huống cần được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu tại cơ sở thú y.
9. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Ký sinh trùng đường ruột như giun móc, giun đũa hoặc sán dây có thể gây ra tình trạng đói liên tục ở mèo, từ đó dẫn đến hành vi ăn bậy. Cát vệ sinh có thể trở thành “đối tượng” dễ tiếp cận trong lúc mèo cố gắng thỏa mãn cảm giác đói. Việc tẩy giun định kỳ là cần thiết để loại trừ nguyên nhân này.
Nếu hành vi ăn cát chỉ diễn ra 1–2 lần do tò mò và nhanh chóng chấm dứt, có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mèo ăn cát thường xuyên, kéo dài, hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường như giảm cân, mệt mỏi, thay đổi hành vi, hãy đưa mèo đi khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện nguyên nhân sớm không chỉ giúp mèo tránh được các biến chứng nguy hiểm mà còn giúp người nuôi an tâm hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.
Bình luận của bạn