Bệnh nấm bàn chân thường kéo dài và hay tái phát
Nguyên nhân nào gây nấm bàn chân?
Mưa bão ngập lụt bị nấm chân, chữa thế nào?
Nám da do nội tiết tố: Bôi kem chẳng hết được đâu!
Biện pháp ngăn ngừa bệnh nấm chân
Nấm bàn chân thường xuất hiện ở khoảng giữa các ngón chân, lòng bàn chân, mu bàn chân. Nấm da bàn chân có thể bị ở một hoặc cả hai chân.
Dưới đây là những triệu chứng thường gặp cảnh báo bạn đang bị nấm bàn chân:
Ngứa: Ngứa dai dẳng là triệu chứng điển hình của nấm bàn chân. Những tổn thương do gãi sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng da, mưng mủ và lở loét.
Ngứa là triệu chứng thường gặp khi bị nấm bàn chân
Mụn nước ở chân: Những triệu chứng đầu tiên mà bạn nhận thấy nếu bị nấm bàn chân là những nốt đỏ hình tròn hoặc những mụn nước làm người bệnh rất ngứa.
Da bị tróc vảy: Sau khi nổi mụn nước, mu bàn chân của người bệnh sẽ xuất hiện những mảng da màu đỏ kèm vảy. Vảy da này của người bệnh sẽ tự bong ra. Và đây cũng là một cơ hội cho nấm lây nhiễm sang người khác nếu người này đi chân trần và dẫm phải những vảy da của người bị bệnh bị rơi dưới đất.
Kẽ ngón chân có thể xuất hiện viêm, tiết dịch: Viêm kẽ là dạng tổn thương đặc trưng của nấm bàn chân, có hiện tượng đám ban đỏ, nứt kẽ, tiết dịch ẩm ướt và đóng vảy tiết ở kẽ chân. Đôi khi tổn thương lan xuống gan bàn chân và ít khi lan lên mu chân. Bội nhiễm vi khuẩn cũng thường xảy ra sau nhiễm nấm làm tổn thương trở nên trầm trọng hơn và khiến bệnh nhân bị đau nhức.
Da ở kẽ chân có thể bong tróc do bị nhiễm nấm
Viêm và nổi mụn nước cũng là một dạng tổn thương có thể gặp của bệnh nấm da bàn chân. Bệnh nhân bị nổi mụn nước, bọng nước trong hoặc có mủ, ngứa và đau, sau khi vỡ để lại vảy tiết và ban đỏ dai dẳng.
Chân lở loét: Trường hợp bị nấm chân nặng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng lở loét, mụn nhọt, dày sừng đau đớn. Loét bàn chân thường gặp nhất ở những người có sức đề kháng yếu hoặc người bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn