Chén trà đầu Xuân trong một góc nhỏ ấm cúng, mang tính chất gia đình là nét đẹp của người Việt (Ảnh Song Hỷ Trà)
Tranh "Đêm sao" - Cảm nhận từ góc nhìn mỹ thuật
5 lý do giải thích tại sao quế là "người bạn tốt" của trái tim
Người dân vòng quanh thế giới uống trà như thế nào?
Uống trà khi nào là tốt nhất?
Câu Dân ca quan họ Bắc Ninh này như đã nói hết về một nét văn hóa đặc biệt của người Việt: Văn hóa thưởng trà.
Ở Việt Nam trà không chỉ là một thứ nước uống giải khát thông thường, một thứ nghệ thuật ẩm thủy mà trà là cuộc sống của người Việt. Như vậy đó chén trà luôn mở đầu cho những câu chuyện.
Khởi đầu năm mới, trong phút linh thiêng chuyển giao của đất trời với lòng thành kính và trang nghiêm, người chủ của gia đình sẽ pha một ấm trà quý dâng lên bàn thờ gia tiên cùng mâm ngũ quả để tưởng nhớ ân đức của tổ tiên. Nơi bàn thờ Thiên, ba chén trà ba chén nước là vật phẩm cúng trời đất cũng được chuẩn bị chu đáo và cẩn trọng. Hương trầm thoảng nhẹ, hương trà tinh khôi, một làn gió nhẹ se lạnh ùa về đủ để thấy sang Xuân đó là ký ức không thể quên trong mỗi người Việt.
Bàn trà thường là nơi xôm tụ nhất trong mõi nhà ngày Tết (ảnh Song Hỷ trà)
Trong những ngày Tết bàn trà là nơi xôm tụ nhất. Bàn trà luôn được chuẩn bị chỉnh chu không kém phần sang trọng so với những mâm cỗ Tết. Chọn bộ ấm chén sạch đẹp đúng điệu và thật bắt mắt được bày trên khay khảm trai đã nhuốm màu thời gian, kèm khay bánh mứt truyền thống và được điểm thêm một chậu hoa làm thêm lộng lẫy không gian thưởng trà ngày Xuân.
Trang trí bàn trà là cách thể hiện sự tinh tế của gia chủ không một vật nào có thể thừa trên bàn trà hay bày một cách vụng về. Ấm trà đầu tiên trong năm mới được khai nơi đây để cả nhà cùng quây quần bên bàn trà chúc thọ ông bà, cha mẹ và mừng tuổi con cháu.
Mỗi búp trà là kết tinh của trời đất, qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân trở thành một món quà đặc biệt trong mỗi gia đình Việt (ảnh Song Hỷ trà)
Chén trà đầu tiên trong năm là vậy đó. Trong mỗi búp trà kết tinh tinh hoa của đất trời, qua bàn tay của các mẹ các chị nâng niu chăm sóc, thu hái và những đôi bàn tay vàng của những người nghệ nhân sao trà gửi gắm tâm tình vào từng búp trà. Những búp trà từ trên vùng núi cao hay những đồi trà trung du lần lượt có mặt khắp các gia đình Việt từ Bắc tới Nam suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Thưởng trà của người Việt
Người Việt thưởng trà không cầu kỳ hoa mỹ như trà Trung Quốc, Đài Loan, cũng không nghiêm ngặt như trà đạo của Nhật Bản. Thưởng trà của người Việt giản dị và tinh tế. Không gian thưởng trà của người Việt thường thấy là bên mái hiên nhà, nó hòa hợp với thiên nhiên không đóng kín trong nhà. Đồ dùng pha trà đạt sự tối giản cần thiết, mọi thứ đều đủ không hoa mỹ phô trương. Nhưng nó vẫn toát nên sự tường minh trong thưởng trà của người Việt.
Mỗi loại trà đều có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, chính điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đã cho trà những hương vị khác biệt. Chúng ta trân quý những sản vật đó và sử dụng theo tiêu chí: Thời Trân – thực phẩm quý theo mùa.
Người Việt thưởng trà không quá cầu kỳ, nhưng dụng tâm của người pha trà được quyện chặt trong từng chén trà thơm hương (Ảnh Song Hỷ trà) - Nghệ nhân trà Nguyễn Ngọc Tuấn
Trà sau khi thu hoạch về, người Việt có cách chế biến đặc trưng riêng. Mùa Hạ thì dùng chè tươi hãm để uống đây là cách uống trà độc đáo có từ ngàn năm vẫn duy trì tới nay, mà không có nước nào trên thế giới có tục uống trà này. Trà còn dùng xao suốt để có trà xanh giữ nguyên hương vị tươi nguyên. Có những cách hong trà để làm trà khô – trà vàng dùng uống dần hay dùng tre, nứa để lưu trà và còn cả việc nấu trà thành cao để dùng lâu dài…
Tường tận về nguồn gốc và cách chế biến, việc chọn nước và trà cụ của người Việt khi thưởng trà cũng rất tinh tế. Sử sách đã ghi lại sự cầu kỳ chọn nước sương đọng trên lá sen trên đầm, nước giếng trong trên đỉnh đồi của chùa, dùng nước mưa lưu niên…
Nước ngon pha trà sẽ làm nổi bật các đặc tính tiềm ẩn có trong lá trà. Những đặc trưng của trà sẽ được đánh thức khi có nước tác động. Ngay cả khi cách pha chế còn vụng về, chất lượng trà thường nhưng dùng nước ngon vẫn làm tăng chất lượng của chén trà. Nước phải ngon thì pha trà mới tốt. Nước ngon phải đạt một số tiêu chuẩn như: Nước mềm, mát, màu sắc trong suốt, không vẩn, không mùi, vị tươi mát, ngọt ngào… Và điều quan trọng là nguồn nước trong môi trường sạch tràn đầy sinh khí.
Để chén trà thơm hương đượm vị ngoài 3 yếu tố khách quan trên, thì yếu tố thứ tư – pha trà lại do chính chủ quan của người pha trà quyết định. Vai trò của người pha trà - Trà nhân là trung tâm hết sức quan trọng. Trà nhân sẽ đưa cảm xúc, tâm hồn của mình vào chén trà qua việc thổi lửa, đun nước, chọn trà, lựa ấm. Để tới khi bạn hữu thưởng thức chén trà sẽ thấy: Vũ trụ trong ấm, nhật nguyệt trong chén.
Vũ trụ trong ấm, nhật nguyệt trong chén (ảnh Song Hỷ trà)
5 sự tường minh khi thưởng trà
- Nắm rõ nguồn gốc cây chè
- Biết quy trinh chế biến
- Hiểu cách chọn nước và trà cụ
- Tường tận cách pha từng loại trà
- Phong thái thưởng lãm sang trọng
- Nắm rõ nguồn gốc cây chè
- Biết quy trinh chế biến
- Hiểu cách chọn nước và trà cụ
- Tường tận cách pha từng loại trà
- Phong thái thưởng lãm sang trọng
Nghệ thuật pha trà của người Việt chọn sự cầu kỳ, tinh tế trong cái giản dị. Nó không đòi hỏi chúng ta phải làm chủ một cách chính xác từng bước và từng động tác trong kỹ thuật pha trà một cách cứng nhắc. Sự hoàn hảo của nghệ thuật pha trà được thể hiện trong nguyên lý cơ bản đó là làm chủ được kỹ thuật, hiểu được ba đặc trưng cấu thành trong việc pha trà gồm: nước, lá trà, ấm và đồ dùng pha trà (trà cụ). Xuyên suốt đó là tìm ra một phương pháp hay một cách tốt nhất để tăng được hương thơm và vị ngon của trà.
Pha trà là một nghệ thuật nó thể hiện trong từng chi tiết, từng phút của người pha trà. Mỗi bước pha trà đều trở nên lịch sự và thanh nhã. Nó tạo nên sự phấn khởi, thích thú trong khi uống trà giữa bạn và khách đó cũng chính là nghệ thuật giao tiếp.
Uống trà đi!
Trải qua một thời gian dài uống trà, vị giác của quý trà hữu dần dần chuyển hóa tinh tế, thẩm vị nhạy bén và rõ ràng hơn. Tỉ như người ấy trước đây vốn thích ăn cay, chuộng vị mặn nồng, thì giờ đây thông qua việc tiếp xúc với trà mỗi ngày chậm rãi và sâu lắng, vị giác lại tương thích với hương vị tự nhiên giống như ăn đậu phộng luộc, đậu hủ chần, rau luộc, mà tự giảm đi vị cay nồng, đậm vị kho, chiên, xào lạm dụng mùi ngũ vị hương, ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, củ kiệu).
Trải qua một thời gian dài uống trà, trải nghiệm với biết bao mùi vị, biết bao cung bậc của cảm xúc từ mạnh mẽ, dậy hương đến thâm trầm, lắng đọng giữa muôn vàn rối ren mang lại từ danh, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Cho đến một lúc nào đó tự trái tim sẽ mách bảo mình uống trà là vì điều gì.
Thưởng trà, dù độc ẩm hay đối ẩm, vẫn cần hội tụ đủ điều kiện tinh thần và thái độ dành cho trà (ảnh Song Hỷ trà)
Uống trà không phải là tất cả của sự hay ho trong đời sống tinh thần. Uống trà chỉ là điều kiện cần chứ không phải đủ. Điều kiện đủ là tinh thần và thái độ của tự thân dành cho trà như thế nào khi chuyên chú pha trà độc ẩm hoặc mời bạn bè, thân hữu dùng chén trà trong khoảnh khắc hội ngộ nhau. Người không uống trà thì vẫn vui vẻ pha tách cà phê, ly nước mát (nước ngô, mía lau, sinh tố...) hoặc rót ly nước lọc mời thân hữu hàn huyên cũng đều trân quý.
Nhất kỳ, nhất tuyệt chính là vậy!
Trong bài giảng giải về Tám thi kệ chuyển tâm, Lama Zopa Rinpoche có dạy rằng: “Khi gặp gỡ tiếp xúc với bất kỳ một ai, nguyện tôi luôn thấy mình là kẻ thấp kém nhất; từ đáy lòng chân thật luôn tôn kính mọi người như bậc tối cao. Bởi vậy, một khi uống trà mà không có lòng tôn quý người đối diện thì mọi thứ phiền não sẽ bắt lộ diện qua cử chỉ, hành vi và lời nói. Vậy tại sao tự thân không tập theo lời nguyện luôn thấy mình là kẻ thấp kém nhất để đoạn trừ phiền não?”.
Bình luận của bạn