Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng Ba thì về…

Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương

Bắn pháo hoa tầm cao ở Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Giỗ tổ Hùng Vương 2015: Đậm đà sắc màu văn hoá dân tộc

Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 kéo dài 8 ngày

Khoảng 6 triệu người sẽ tham gia Lễ hội Đền Hùng 2015

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng Ba mồng mười.

Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng Ba âm lịch hàng năm là một ngày lễ trọng đại của đất nước. Nhân dân tổ chức lễ hội nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công lao xây dựng, giữ gìn và bảo vệ non sông đất nước. Quốc lễ này cũng thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” – đạo lý tốt đẹp của cả dân tộc.

Theo nhiều tài liệu còn lưu lại, hình thức sơ khai của ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại,nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa đập”.

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triệu đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi, đã từng bước xác lập “ngọc phả” về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng.

Trong một lần về thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã ân cần căn dặn đồng bào, chiến sỹ rằng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của biết bao người, bao thế hệ, để đất nước có ngày độc lập, giải phóng, chúng ta hôm nay có thể tự hào về truyền thống dân tộc hào hùng.

Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, nhân dân ở khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hành hương về đất Tổ để cúng giỗ. Nếu không có điều kiện, con cháu có thể tổ chức nghi thức giỗ vọng, cùng hướng về vùng trung du phía Bắc – nơi đặt đền thờ các Vua Hùng để khấn vọng, tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn của dân tộc.

Vì sao lại chọn Giỗ Tổ ngày 10/3?

Lý giải điều này, GS sử học Lê Văn Lan cho biết: Tại Kính thiên lĩnh điện (Điện núi thờ Trời) trên núi Hùng, còn gọi là Đền Thượng, có hai tấm bia cổ. Tấm bia thứ nhất có tên là “Hùng miếu điển lệ bia” có ghi: Vào mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày mà tục lễ của dân xã đó, lấy ngày 11/3, kết hợp với thờ thần thổ kỳ, làm lễ riêng.

Tấm bia thứ hai mang tên “Hùng Vương từ khảo” (tức Đền Hùng Vương khảo cứu) do tham chi Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ lập, ghi: “Trước đây, ngày Quốc lễ lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định (dương lịch là 1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ lễ ấn định ngày 10/3 hàng năm làm ngày Quốc lễ, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18, một ngày. Còn ngày giỗ (tức 11/3) thì do dân sở tại làm lễ. 

Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức