Những danh nhân Việt Nam sinh năm Thân

Nguyễn Trãi sinh năm Canh Thân (1380)

Tuổi Thân năm 2016: Tài lộc dồi dào, tình duyên nở rộ

Ăn theo ngũ hành - Kéo dài tuổi thanh xuân

Những danh nhân vĩ đại nói gì về ngành y?

Gắn biển đường, phố mang tên 3 danh nhân họ Võ

Nguyễn Trãi sinh năm Canh Thân (1380)

Nguyễn Trãi (hiệu là Ức Trai), quê gốc ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông là một trong 14 anh hùng dân tộc Việt Nam. 

Nguyễn Trãi nhân hậu, thông minh, đa tài, làm quen triều Hồ (1400 - 1407) sau khi đỗ thái học sinh (tiến sỹ) lúc mới 20 tuổi. Năm 1418 vào Thanh Hóa tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, tạo dựng những chiến lược quân sự mạnh mẽ và đường lối ngoại giao sáng suốt, dày công phò giúp Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến chống giặc Minh toàn thắng. Từ  năm 1428, được phong tước Quan Phục hầu, trở thành đại thần nhà Lê, đảm trách lĩnh vực chính trị và văn hóa. Ngoài bài Bình Ngô đại cáo oai hùng như một bản tuyên ngôn độc lập, ông còn để lại nhiều tác phẩm giá trị về triết học, tư tưởng, thơ ca, lịch sử và địa lý.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Nam 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.

Đào Duy Từ sinh năm Nhâm Thân (1572)

Đào Duy Từ là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người thầy, bậc khai quốc công thần số một của chín đời chúa Nguyễn và 13 đời vua nhà Nguyễn. Đào Duy Tù tinh thông sử sách, lý số và binh pháp, ông tận tụy giúp vua về quân sự, chính trị, văn hóa và đương đầu thành công với chúa Trịnh ngoài Bắc. Thiết kế, chỉ đạo đắp hai công trình phòng thủ quan trọng (lũy Trường Dục và lũy Thầy), đồng thời là tác giả bộ sách quân sự đặc biệt Hổ trướng khu cơ. Ông còn sáng tác nhiều văn thơ, ca khúc rất giá trị và biên đạo một số điệu múa được lưu truyền rộng rãi. Ông là người Việt Nam đầu tiên làm thơ lục bát và là ông tổ của nghệ thuật hát tuồng.

Nguyễn Tri Phương sinh năm Canh Thân (1800)

Nguyễn Tri Phương (tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, quê làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Nguyễn Tri Phương là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). 

Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, mở màn xâm lược nước ta, ông được cử trực tiếp chỉ huy chống giặc. Năm 1860, sung chức Gia Định quân thứ, điều hành việc quân sự ở miền Nam. Năm 1862, thăng chức Võ hiển Đại học sỹ, trấn giữ miền Bắc. Năm 1873, Pháp đánh ra Hà Nội, ông cầm binh kiên cường chống trả, bị trọng thương. Địch chiếm thành, cứu chữa và phủ dụ, nhưng ông nhất quyết chối từ, hy sinh ngày 20/12/1873 sau khi tuyệt thực gần một tháng. Ông trở thành biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, uy vũ hùng mạnh và khí tiết nam nhi.

Phan Châu Trinh sinh năm Nhân Thân (1872)

Phan Châu Trinh (còn được gọi là Phan Chu Trinh) hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam. Trong số các sỹ phu đương thời và cả sau này, Phan Châu Trinh là người thấy rõ nhất những nhược điểm của xã hội và con người Việt Nam, ông sớm giác ngộ cách mạng, năm 1905 từ quan, cùng các bạn đi khắp Việt Nam cổ vũ đấu tranh và liên kết trí thức yêu nước. 

Năm 1906, Phan Châu Trinh bí mật sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu, khởi xướng chủ trương cải cách với mục đích thức tỉnh lòng dân, tạo dân khí mạnh, đề cao dân quyền. Năm 1911 sang Pháp, gặp Nguyễn Ái Quốc và Phan Văn Trường, thảo luận vấn đề độc lập, tự do, dân chủ. Từ năm 1925 về Sài Gòn, sôi nổi tham gia những hoạt động chính trị tiến bộ. Ông cũng để lại nhiều tác phẩm thơ văn đầy nhiệt huyết cách mạng và gây tiếng vang lớn.

Hoàng Ngọc Phách sinh năm Bính Thân (1896)

Hoàng Ngọc Phách (quê Hà Tĩnh), tốt nghiệp trường Sư phạm Đông Dương. Ông viết văn, dạy học nhiều nơi và nổi tiếng ngay khi cho xuất bản tác phẩm đầu tay là tiểu thuyết Tố Tâm (1925). Sau Cách mạng tháng Tám, Hoàng Ngọc Phách giữ các chức Giám đốc của Học khu Bắc Ninh, Khu Giáo dục XII, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (1951), rồi về công tác ở Bộ Giáo dục, chuyên viết sách nghiên cứu. Hoàng Ngọc Phách là nhà văn lãng mạn tiền phong viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của văn học Việt Nam.

Hồ Tùng Mậu sinh năm Bính Thân (1896)

Hồ Tùng Mậu tên tật là Hồ Bá Cự (sinh tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Năm 1923, ông cùng Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái… thành lập nhóm Tâm Tâm Xã - một tổ chức thanh niên mang tư tưởng phục quốc, hoạt động chính trị với mục đích giành độc lập cho Việt Nam khỏi chế độ thực dân Pháp. 

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, tiếp xúc với một số thành viên của Tâm Tâm Xã, kết nạp các thành viên này vào tổ chức Cộng sản đoàn. Trong số các thành viên này có Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Từ năm 1930 là cán bộ xuất sắc của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1946, được cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV. Năm 1949 làm Tổng Thanh tra Chính phủ, rồi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1951). Bị máy bay địch oanh tạc trên đường đi công tác, ông hy sinh ngày 23/7/1951.

Nguyễn Văn Huyên sinh năm Mậu Thân (1908)

Nguyễn Văn Huyên là một giáo sư, tiến sỹ, nhà sửa học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Năm 22 tuổi, ông về dạy tại trường Viền Đông Bác cổ và chuyên nghiên cứu lịch sử, dân tộc học. Sau Cách mạng tháng Tám, làm Giám đốc Vụ Đại học kiêm Giám đốc Viện Đông phương Bác cổ. Từ tháng 11/1946, được cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và giữ nhiều trọng trách. Ông là vị bộ trưởng giáo dục đầu tiên của nước ta sau thời phong kiến.

Nguyễn Đức Cảnh sinh năm Mậu Thân (1908) 

Nguyễn Đức Cảnh (quê huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình), là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, là Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao động.

Năm 1928, được cử vào Kỳ bộ Bắc Kỳ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Năm 1929 đứng ra thành lập Tổng Công hội Bắc Kỳ. Năm 1930 tham gia thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi được cử đi chỉ đạo công tác ở miền Trung, bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, phụ trách tuyên huấn. Ông bị giặc bắt tại Vinh và hy sinh ngày 31/7/1932.

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa