Người dân TP. Đà Nẵng mua củ nén tại chợ đầu mối Hòa Cường (Ảnh:N.Băng)
Coi chừng trẻ bị ong đốt, rắn cắn
Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ở Huế
Rận mu "tái xuất" tấn công người
Chuyên gia lý giải hiện tượng bùng phát rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ cắn 5 người ở Quảng Trị
Ngừa được rắn, giá củ nén tăng cao
Theo bà Nguyễn Thị Quý - chủ 1 cửa hàng tạp hóa ở chợ Quảng Ngãi, tháng trước giá mỗi kg củ nén chỉ khoảng 150.000 đồng nhưng giờ đã tăng lên 300.000 đồng. "Trước đây hàng ngày chỉ có vài người mua, nhưng mấy ngày qua, mỗi ngày gian hàng của tôi có đến hàng chục khách mua loại củ gia vị này. Do khan hàng, giá củ nén đã tăng gấp đôi so với hồi tháng trước", bà Quý nói.
Tại Quảng Nam, Anh Nguyễn Minh (xã Bình Phục, tỉnh Quảng Nam) kể: “Tôi chưa bao giờ thấy giá nén cao như hiện nay. Giá bán đến thời điểm này đã đạt 200.000 đến 300.000 đồng/kg. Riêng nén bán cả lá và rễ cũng tăng lên 150.000 đồng/kg. Tăng gấp 3 - 4 lần so với trước đây”.
Tại chợ Hà Lam, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, chị Trần Thị Hoa - một người bán nén cho biết: “Bình thường giá nén lá và rễ là 50.000 đồng/kg, giá nén củ là 140 - 160.000 đồng/kg. Từ khi người dân nghe nén dùng để trừ rắn nên giá củ nén tăng cao khoảng 300.000 đồng/kg”.
Ông Hồ Văn Trị - Trưởng ban quản lý chợ Hà Lam chia sẻ: “Trước kia chỉ lác đác người mua nén về để nấu ăn, giờ củ nén lại có thể phòng rắn nên người mua và người bán nén đều tăng”.
Tiểu thương bán củ nén ở chợ Quảng Ngãi (Ảnh: Trí Tín)
Ở TP. Đà Nẵng, bà Tỵ - bán hàng xén tại chợ Túy Loan, huyện Hòa Vang, chia sẻ: “Trước đây giá mua vào thường là 190.000, 200.000 đồng, sau đó tăng lên 280.000 đồng. Người ta mua số lượng nhiều hơn ngày thường, có ngày không có hàng để bán. Ngày cao điểm, buổi sáng giá 300.000 đồng, đến trưa đã tăng lên 500.000 đồng/kg vậy mà không có để bán”.
Có thể phòng ngừa rắn bằng củ sả, trầm thơm, dầu hỏa
Trước thông tin người dân đổ xô đi mua củ nén để ngừa rắn, GS.TS Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, cho hay: "Quá lo lắng mà mua củ nén với giá gần nửa triệu đồng/kg là không cần thiết". Ngoài củ nén thì củ sả cũng là một trong các biện pháp phòng tránh rắn. Trong các loại củ này chứa nhiều tinh dầu, tính phong tỏa mùi có khoảng cách 20 - 30m. Với mùi lạ, nồng nặc, rắn không đánh được hơi, sợ mà lùi xa. Ngoài ra cũng có thể dùng trầm thơm hay dầu hỏa… rắc quanh nhà để đề phòng rắn. Đây là các biện pháp rẻ tiền mà hiệu quả.
Ngoài củ nén thì củ sả cũng có tác dụng phòng tránh rắn
Trong hoàn cảnh rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường, các gia đình cần chú ý dọn dẹp cây cối, phát quang bụi rậm; chú ý tới các khu vực nhà kho, gầm ban, tủ, không nên để những đống rơm rạ sát nhà.
Ngoài ra, do rắn có thói quen hay đi tìm thức ăn về đêm nên người dân không nên ngủ dưới nền đất ẩm, buổi tối nên hạn chế ra ngoài, thường xuyên chú ý tới những khu vực xung quanh bể nước, bồn tắm, máy giặt vì đây cũng là những khu vực mát, rắn thích trú ẩn. Nếu buộc phải đi trong đêm, người dân cố gắng đi ủng, giày cao cổ và quần dài, nên đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.
Rắn sẽ không cắn nếu con người không tác động đến nó. Khi đối diện với rắn người dân cần hết sức bình tĩnh, nên tìm dụng cụ để xua đuổi. "Không cần phun thuốc hay hóa chất để diệt. Rắn thường sợ chó vì loài này hay bắt rắn, người dân có thể nuôi thêm chó trong nhà để đề phòng", GS. Huỳnh chia sẻ.
Đặc biệt, bột hùng hoàng cũng đang được cộng đồng truyền tai nhau với khả năng “sát thủ kị rắn”, GS. Huỳnh cho biết đây là chất hóa học rất độc. Người dân tốt nhất không nên dùng vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chia sẻ thêm về công dụng của bột hùng hoàng, TS. Trần Hồng Côn - Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cho biết, đây là một loại quặng trong tự nhiên, gần như ít tan trong nước. Con người nếu ăn phải hay hít phải sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, tới các men tiêu hóa. Đặc biệt, người hít phải với số lượng lớn bị ngộ độc. “Tốt nhất là không nên sử dụng loại bột này, không biết có đuổi được rắn không nhưng không cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe”, TS. Côn khẳng định.
TS. Nguyễn Quảng Trường - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật nói: "Nọc độc của rắn lục không tác động lên hệ thần kinh, mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử. Điều đáng ngại là một con rắn chết, thậm chí đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ cho đến 90 phút sau khi chết".
Bình luận của bạn