Sinh nhật Bác nói chuyện bữa ăn giản dị của Người

Bác dùng cơm tại chiến khu Việt Bắc (Ảnh tư liệu)

MV 'Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng' lay động lòng người

NSND Trà Giang và bức ảnh kỷ niệm với Bác Hồ

Triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Những hình ảnh quý về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thời điểm kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Bác cùng các cơ quan Trung ương và Chính phủ trở lại Việt Bắc. Bác ăn chung cùng anh em đồng chí khác, bữa ăn chủ yếu là măng, rau, thỉnh thoảng có thịt chim, thịt sóc săn bắn được đem kho mặn với muối để ăn dần. Những món ăn mặn của Bác được chế biến theo công thức: 1kg thịt, 1kg muối và 0,5kg ớt, xào lên và cho vào ống, luôn đem theo để tiện dùng.

Một lần đi công tác, Bác và các anh em được bố trí ăn cơm ở nhà một cơ sở. Ngày đó còn khó khăn, thiếu thốn nên cơm phải độn thêm nhiều khoai, sắn. Vì thương Bác nên chủ nhà đã nấu thêm nồi cơm gạo trắng. Nhưng khi vào bữa, Bác bưng bát cơm trắng, gắp thêm mấy miếng thức ăn ngon đến mời cụ cố già đang ngồi bên bếp lửa gian trong và nói: “Cơm này để dành cho người già nhất ăn”. Rồi Bác lấy bát xới cho mình một bát cơm độn và ngồi ăn chung với mọi người.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, trở về Thủ đô Hà Nội nhưng bữa ăn của Người vẫn không cầu kỳ, không cao lương mỹ vị. Một lần, đồng chí phục vụ đưa lên đĩa cá Anh Vũ, Bác khen ngon. Hôm sau, anh em lại gửi tiếp cá đến. Bác không hài lòng, nói rằng: “Bác có phải vua đâu mà phải cung với tiến”. Nói rồi Bác ép anh em mang đi, nhất định không ăn nữa.

Bác Hồ gắp thức ăn cho người đồng chí (Ảnh tư liệu)

Nhớ lại những bữa cơm giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác Phạm Văn Đồng từng kể: Bữa ăn nào Bác Hồ cũng tiết kiệm, vừa đủ, không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm. Bác thích ăn những món dân dã như vó bò, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng.

Những ngày mời khách ở lại dùng cơm, Bác luôn báo trước với người cấp dưỡng chuẩn bị những món ăn hợp khẩu vị của khách và đặc biệt, số tiền đãi cơm phải được trừ vào tiền lương của Bác, không lấy tiền công quỹ.

Hàng năm, vào ngày 19/5 – ngày sinh nhật Bác, Bác thường đi làm việc hoặc đến thăm hỏi một số nơi để tránh những nghi lễ phiền phức và tốn kém.

Đầu bếp Thiệu Vinh Lễ - người đích thân nấu tất cả các bữa ăn cho Bác mỗi dịp Người sang Quảng Đông, Trung Quốc, kể lại: “Hồ Chủ tịch bình thường ăn uống rất đơn giản, vào dịp sinh nhật có khách cũng chỉ thêm một vài món, khi đó tôi sẽ hầm canh cầu kỳ và bổ hơn… Người còn có thói quen bất luận thế nào cũng phải ăn hết thức ăn đã nấu ra, không được bỏ. Vì vậy, chúng tôi cũng không chuẩn bị quá nhiều món. Mỗi bữa ăn tôi đều phải suy xét cân nhắc theo tình trạng sức khỏe của Người”.

Đến lần sinh nhật cuối cùng của Hồ Chủ tịch khi Người dưỡng bệnh tại khu Ngọc Tuyền Sơn (nằm ở phía Tây Bắc Bắc Kinh, Trung Quốc), đầu bếp Thiệu Vinh Lễ cũng đã được điều từ Quảng Đông lên. “Bữa cơm hôm đó rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ chưa bao giờ Bác uống rượu nhưng bữa đó từ quan khách đến nhân viên y tế, bảo vệ hay đầu bếp chúng tôi đều được nâng ly rượu Mai Đào chúc mừng sinh nhật Bác”.

Đầu bếp Thiệu không ngờ đó là lần sinh nhật cuối cùng của Bác Hồ, lần sinh nhật cuối cùng mà anh và các anh em đồng chí khác được nâng ly rượu chúc mừng Người.

An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội