Trẻ chậm nói: Cha mẹ phải làm sao?

Nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi vẫn chưa nói được

Con chậm nói: Lời “tự thú” của mẹ!

Dấu hiệu phát hiện trẻ chậm nói

Đa số trường hợp tự kỷ là do... gene

Vì đâu trẻ tự kỷ?

Trả lời: 

Bác sỹ CKI Trương Anh Mậu - Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, cho biết:

Chào bạn! Có hai nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý. Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não...). Nguyên nhân tâm lý là do gia đình quá nuông chiều, hoặc bỏ bê trẻ, hay đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Trường hợp bé nhà bạn, 2 tuổi nhưng không nói được như những trẻ khác có thể bé bị chậm phát triển về mặt ngôn ngữ diễn đạt. Vì vậy, bạn hãy dạy bé phát triển ngôn ngữ tại nhà bằng một số biện pháp sau:

- Đọc sách cho bé nghe, tập cho bé chỉ bằng ngón trỏ, nói tên những vật dụng quen thuộc.

- Dùng từ ngữ đơn giản khi nói chuyện với bé, đặt câu hỏi và nói lên điều bé đang làm.

- Động viên, khen ngợi khi bé cố gắng nói.

- Lặp lại và bổ sung từ vào lời của bé. Kiên nhẫn chờ đợi bé nói và không nóng vội.

- Không ép buộc bé nói bằng cách không cho trẻ món đồ bé yêu cầu.

- Hạn chế cho trẻ xem TV, xem máy tính.

Sau một thời gian bạn dạy, bé không thay đổi thì lúc đó bạn nên đưa con đến khám ở bệnh viện hoặc đưa bé đến các trung tâm hỗ trợ tâm lý để được thăm khám một cách toàn diện. Khi đó con bạn sẽ được đánh giá về mức độ phát triển và đưa ra phương pháp hỗ trợ để con phát triển tốt nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị