Vì sao thấy lạnh hơn khi trời nồm?

Khi trời nồm, không khí cũng u ám hơn ngày khô, khiến cơ thể cảm thấy lạnh.

Làm túi gạo thơm nhỏ gọn xinh yêu đuổi mùi ẩm mốc

4 món ngon bồi bổ sức khoẻ khi trời nồm

Trời nồm, cảnh giác với bệnh viêm tiểu phế quản

Mẹo giặt và phơi quần áo nhanh khô trong ngày nồm ẩm

Quần áo giữ ấm cho chúng ta vào những ngày lạnh bằng cách giữ lại phần không khí giữa cơ thể và quần áo. Lúc này, cơ thể sẽ làm ấm lớp không khí này lên, giúp cho cơ thể chúng ta không mất nhiệt. Do không khí bị quần áo giữ lại, không dễ lưu thông nên không thể truyền nhiệt và làm mát cơ thể.

Tuy nhiên, vào những ngày trời nồm, quần áo của chúng ta sẽ hấp thụ hơi ẩm từ không khí hoặc cơ thể. Lượng hơi nước này không thể thoát ra nên khiến quần áo bị ẩm. Lớp không khí “kẹt” lại giữa cơ thể và quần áo có thể sẽ chứa các phân tử nước, có thể gây ra tình trạng đọng nước trên da hoặc quần áo, giống như khi gặp mưa, nước mưa ngấm vào quần áo sẽ làm chúng ta lạnh hơn.

Cùng với đó, quần áo bị ngấm hơi ẩm cũng sẽ khiến cơ thể phải cung cấp nhiều năng lượng hơn để làm ấm hơi nước trong không khí. Do nước đòi hỏi nhiều nhiệt hơn không khí nên nếu lớp không khí sát da bị ẩm thì sẽ khiến cơ thể mất nhiều năng lượng để sưởi ấm nó.

Cuối cùng, khi trời nồm, không khí cũng u ám hơn ngày khô, khiến cơ thể không được sức nóng của bức xạ mặt trời sưởi ấm. Do đó sẽ cảm thấy lạnh hơn.

Đó là tất cả những lý do khiến trời nồm trong mùa Xuân làm chúng ta lạnh hơn. Do đó, sau khi đi ngoài trời nồm về, nên thay hết quần áo khô để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh từ từ, gây ra các bệnh lý hô hấp.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội