Vì sao rối loạn kinh nguyệt khi dùng thuốc tránh thai?

Độc giả hỏi:

Thưa bác sĩ, tôi uống thuốc tránh thai loại 21 viên được 3 tháng. 2 tháng trước, 3 ngày sau khi uống viên cuối cùng thì tôi có kinh nguyệt nhưng chỉ 2 ngày là hết. Tháng thứ 3 này, sau khi uống hết thuốc thì tôi lại không thấy kinh nguyệt cho dù đã gần 1 tuần trôi qua nhưng lại có các dấu hiệu đau tức ngực như khi có kinh. Bình thường, chu kì kinh nguyệt của tôi rất đều.

Trong thời gian uống thuốc ở tháng thứ 3, tôi có dùng que thử thai để theo dõi 4 lần thì thấy đều 1 vạch. Nhưng bây giờ lại không thấy có kinh nguyệt nên tôi không biết mình có mang thai hay không. Tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn trường hợp này giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Thanh Loan)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Loan thân mến!
Thuốc tránh thai dạng uống là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng vì tính tiện lợi của nó, không gây cản trở mỗi khi "giao ban". Tuy nhiên, cũng giống như các
Thuốc tránh thau hàng ngày là loại thuốc chứa hormone sinh dục nữ. Có 2 loại thuốc tránh thai hàng ngày là loại chứa 2 hormone estrogen và progestrogen (28 viên) và thuốc chỉ chứa estrogen (loại 21 viên).
Rối loạn kinh nguyệt trong 3 tháng đầu dùng thuốc tránh thai 1
Sự thay đổi nồng độ hormone đột ngột khi uống thuốc tránh thai hàng ngày có thể làm cho bạn bị xuất huyết và rối loạn kinh nguyệt. Ảnh minh họa

 
Uống thuốc tránh thai hàng ngày đồng nghĩa với việc đưa một lượng nhỏ hormone sinh dục nữ vào cơ thể. Điều này giúp bạn duy trì lượng homrone trong cơ thể để không rụng trứng. Ngoài ra, thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng thụ tinh sẽ không thể làm tổ và phát triển. Hơn nữa, thuốc còn làm đặc chất dịch ở cổ tử cung để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng... Nhờ đó, thuốc có tác dụng tránh thai hiệu quả lên tới 99%.
Loại thuốc này phù hợp với hầu hết phụ nữ, trừ những người bị bệnh tim, bệnh gan, huyết áp cao, tiểu đường hoặc những người phát hiện có ung thư vú hoặc ung thư ở cơ quan sinh dục...
Tuy nhiên, biện pháp tránh thai này không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS và có thể có những tác dụng phụ như: rong huyết, buồn nôn, cương vúu, đau đầu, tăng cân nhẹ, vô kinh, thay đổi tâm trạng, trứng cá... Song, những tác dụng phụ này thường tự biến mất sau khoảng 3 tháng dùng quen thuốc.
Việc bạn có kinh thất thường như vậy có thể do sự thay đổi nồng độ hormone đột ngột làm cho bạn bị xuất huyết. Cũng có thể việc bạn có kinh sớm có thể là do bạn sử dụng thuốc kháng sinh bởi một số thuốc kháng sinh sẽ gây rối loạn kinh nguyệt. Bạn cảm thấy khó chịu trong người, đau ngực có thể do cơ thể của bạn bị bệnh. Để yên tâm bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa sản để bác sĩ kiểm tra xét nghiệm máu sẽ biết chính xác việc bạn có thai hay không. Việc thực hiện siêu âm vào thời điểm này sẽ chưa rõ bởi thai chưa làm tổ trong buồng tử cung.
Chúc bạn sức khỏe!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị