Viêm VA cấp tính ở trẻ chỉ cần điều trị bằng thuốc là khỏi. Nguồn ảnh: Internet
Trẻ viêm VA có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng: Điều trị và phòng ngừa thế nào?
Phòng bệnh viêm mũi xoang thế nào?
Trời lạnh "tiếp sức" cho bệnh hô hấp trên ở trẻ
TS.BS Phạm Bích Đào – Phòng khám Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
Với tình trạng sức khỏe của bé như vậy chị nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được thăm khám và điều trị đúng cách. Chị không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho bé, bởi việc điều trị không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau đó.
Theo như những biểu hiện mà chị nói, có thể bé bị viêm VA cấp tính. Bệnh này thường hay gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 3 - 4 tuổi. Khi bị viêm VA cấp tính, trẻ thường có triệu chứng: Sốt cao, quấy khóc bỏ bú, biếng ăn, có khi ỉa chảy hoặc nôn trớ. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như chảy nước mũi nhày hoặc mũi mủ. Trẻ bị ngạt mũi (thường ngạt 2 bên) làm cho trẻ bú khó khăn, thở khó khăn, trẻ quấy khóc vật vã do phải há mồm để thở. Trẻ bị ho có thể là do dịch mũi chảy xuống họng hoặc thanh quản.
Với bệnh viêm VA cấp tính, trẻ chỉ cần được điều trị bằng thuốc (theo sự chỉ định của bác sỹ nhi khoa) là khỏi, không cần phải nạo VA. Các bác sỹ thường chỉ định nạo VA cho trẻ bị viêm VA mạn tính kéo dài. Sau khi điều trị khỏi cho bé, chị có thể phòng bệnh tái phát cho bé bằng một số cách như: Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, đặc biệt là trong các đợt dịch; Giữ ấm cổ ngực, đặc biệt khi mùa Đông hoặc thời tiết thay đổi; Tăng cường sức đề kháng của trẻ; Tiêm chủng đầy đủ.
Chúc chị và bé luôn khỏe!
Bình luận của bạn