Dự án này do Viện Dược liệu Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WSPA) thực hiện với mục tiêu triển khai hiệu quả các hoạt động bảo tồn động vật quý hiếm nói chung và loài gấu nói riêng.
Trong tương lai, đây được coi là hướng triển khai nhằm tìm ra các loài cây thuốc có tiềm năng sử dụng thay thế cho sừng tê giác, góp phần giảm thiểu nhu cầu sử dụng tê giác và góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Theo các nhà khoa học, Việt Nam có nguồn cây thuốc rất phong phú, khoảng hơn 4.000 loài cây. Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, đồng thời giúp thay thế được việc sử dụng các bộ phận của các loài động vật hoang dã và có nguy cơ tuyệt chủng như hổ, gấu, tê giác...
Nhiều cây thuốc đã trở thành quen thuộc với người Việt như cây nghệ có hoạt chất curcumin chống viêm, cây dừa cạn với các hoạt chất chữa ung thư, hoạt chất của cây thanh cao hoa vàng chữa sốt rét. Nhiều loại cây thuốc còn có khả năng điều trị các bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, gout, thấp khớp, kích thích miễn dịch… như xuyên tâm liên, nghệ, thục địa, nhàu, tiêu dội, ổi, sắn thuyền, gừng...
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn