Việt Nam đã nhập hơn 9 tấn chất "nghi" gây teo não trẻ

Chưa có cơ sở khoa học để khẳng định sự liên quan giữa hoá chất Pyriproxyfen và dị tật đầu nhỏ ở trẻ

Bộ Y tế Brazil bác bỏ thông tin hoá chất diệt ấu trùng muỗi gây tật đầu nhỏ

Không phải Zika mà hóa chất của Monsanto gây teo não?

Đến lượt Nga "dính" ca nhiễm virus Zika đầu tiên

Một năm nữa mới có vaccine phòng ngừa virus Zika

Theo báo cáo của Cục Quản lý Môi trường y tế, Việt Nam đã nhập về 9,5 tấn hóa chất trên, tuy nhiên mới chỉ bán hơn 2 tấn. Hóa chất này chỉ được sử dụng phạm vi hẹp, không sử dụng trong nước ăn uống, nước sinh hoạt như ở ở Brazil (nơi đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tật teo não trẻ) mà chỉ dùng để xử lý diệt ấu trùng muỗi trong nước thải, nước công trình xây dựng.
Được biết, hóa chất pyriproxyfen được cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ năm 2010, nhưng đến năm 2013 mới có hóa chất nhập vào và sử dụng trong phạm vi hẹp. Hóa chất này được Tổ chức Y tế Thế giới cho phép sử dụng tại tất cả các quốc gia. Đến nay, trong quá trình sử dụng, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận báo cáo nào bất thường.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tăng cường việc giám sát, liên hệ chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) và các cơ quan quốc tế, nếu phát hiện bất kỳ mối liên quan nào giữa hóa chất trên và hội chứng đầu nhỏ thì ngay lập tức Việt Nam sẽ dừng việc sử dụng hóa chất này.
Hiện, Bộ Y tế Brazil khẳng định chưa có cơ sở khoa học để khẳng định sự liên quan giữa hoá chất và căn bệnh teo não trẻ. Vì thế, Chính phủ nước này vẫn khuyến cáo các địa phương có nguy cơ cao nên tiếp tục sử dụng hoá chất diệt ấu trùng này theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Liên quan đến tình hình diễn biến của virus Zika (virus gây teo não trẻ), trong tuần sau, Bộ Y tế sẽ tiến hành tập huấn ngay về dịch bệnh do virus Zika. Đồng thời mở rộng hơn nữa đối tượng giám sát, không chờ bệnh nhân vào viện. Những người đi từ vùng có dịch trở về dù có hay không có triệu chứng, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần đến các cơ quan y tế lấy mẫu để có thể chủ động giám sát sớm.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện virus Zika. Bộ Y tế nhận định khả năng xâm nhập của virus Zika vào Việt Nam là hoàn toàn có thể, có khả năng gây thành dịch.
Bộ Y tế khuyên các sản phụ 2 tháng đi siêu âm 1 lần, nếu phát hiện có bất thường cần lấy mẫu xét nghiệm để có xử lý kịp thời. Cơ quan này cho biết sang tuần sẽ tổ chức tập huấn cho hệ thống sàng lọc trước sinh về vấn đề này.
Công dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trong tuổi sinh đẻ nên hạn chế đi đến các vùng lưu hành dịch. Nếu buộc phải đi cần đến cơ quan y tế để được tư vấn, hướng dẫn. Tất cả các đối tượng đi về từ vùng dịch về, dù có hay không có dấu hiệu, cần đến cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm.
Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội