Đề phòng bệnh do các loại virus nguy hiểm cho trẻ vào mùa hè và mùa mưa bão
Các virus gây bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp vào mùa Hè
Phát hiện vi khuẩn trong ong, bướm có thể diệt virus Zika
Mất trí nhớ do virus viêm não tấn công
Cha mẹ cần làm gì để trẻ bị sốt virus nhanh khỏi?
Cảm lạnh - Virus rhino
Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus rhino gây nên và rất dễ lây. Rhino bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải, đặc biệt là trẻ em. Những triệu chứng cảm lạnh đầu tiên ở trẻ là: Ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của trẻ sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.
Có hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng của trẻ
Thông thường, cảm lạnh kéo dài khoảng 10 ngày nhưng với những trẻ dưới 3 tuổi, cảm lạnh có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần. Cảm lạnh thông thường sẽ tự nhiên biến mất, tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn chủ quan không chữa trị cho bé.
Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Bệnh có thể lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.
Những triệu chứng thường thấy khi bị cảm cúm như nhức đầu, sốt cao, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi... sẽ giúp cha mẹ nhận biết được bé đang mắc bệnh
Đối với trẻ nhỏ, một cơn cảm cúm thông thường có thể nhanh chóng phát triển thành viêm khí phế quản, viêm phổi hay bệnh tật nghiêm trọng khác. Mặc dù trong nhiều trường hợp không bị biến chứng như vậy, mũi nghẹt vẫn có thể làm bé thở khó khăn và dẫn đến mất nước. Khi trẻ lớn hơn, bác sỹ có thể hướng dẫn điều trị ngoại trú tại nhà.
Thực tế, bệnh cúm có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, việc tiêm phòng vaccine đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 - 80%. Ngay cả người khoẻ mạnh, việc tiêm ngừa cúm là giảm 70 - 90% nguy cơ mắc bệnh cúm.
Tiêu chảy – Virus Rota
Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và 95% trẻ bị nhiễm virus Rota ít nhất 1 lần trước 5 tuổi. Vào thời điểm nóng lạnh đột ngột hay sau đợt lụt lội, môi trường ô nhiễm là điều kiện lý tưởng để virus Rota gây bệnh.
Trẻ bị Tiêu chảy do nhiễm virus Rota rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Sau khi bị lây nhiễm khoảng 24h - 48h, bệnh bắt đầu bằng những biểu hiện: Sốt, ói mửa nhiều và sau đó là tiêu chảy. Phân lỏng, có thể có màu xanh nhưng không dính máu. Tiêu chảy và nôn ói lên đến 20 lần mỗi ngày. Triệu chứng này dẫn đến mất nước và điện giải. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 - 8 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần.
Những lúc này, không được cho bé uống thuốc kháng sinh. Chỉ cần bù nước, tăng điện giải, ăn uống hợp vệ sinh, nhiều chất và nghỉ ngơi điều độ. Uống thuốc kháng sinh chỉ càng làm bệnh nhân thêm mệt mỏi và bệnh nặng hơn.
Bệnh sốt xuất huyết – Virus Dengue
Sốt xuất huyết Dengue (Dengue Hemorrhagic Fever, DHF hay sốt Dengue) tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do virus Dengue. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus.
7 tháng đầu năm 2016, số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và có tới14 trường hợp tử vong. Những cơn mưa lớn sẽ tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và bùng phát dịch bệnh.
Trẻ là đối tượng dễ bị muỗi vằn tấn công
Người bệnh có triệu chứng: Sốt cao, người mệt mỏi cực độ, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mũi xương ức).
Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh nên bệnh sốt xuất huyết thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.
Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi… Đối với trẻ em, cần lưu ý việc phòng chống muỗi đốt, cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày.
Bình luận của bạn