Bộ Y tế cảnh báo sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa

Cần đề cao cảnh giác khi sốt xuất huyết vào mùa, tình trạng bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp

Sốt xuất huyết: Bùng phát & ngăn chặn dưới góc nhìn thế giới

Hà Nội ghi nhận hơn 600 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần

5 loại nước ép giúp tăng số lượng tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết, TP.HCM tăng tốc tiêm sởi

Cần kiểm soát sốt xuất huyết khi tình hình bệnh trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp

Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn gần đây, tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp do điều kiện môi trường thuận lợi cho các vector truyền bệnh, tốc độ đô thị hóa gia tăng, di biến động dân cư… Các yếu tố này khiến việc kiểm soát nguồn truyền bệnh trở nên khó khăn hơn.

Ở nước ta, hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm). Theo đó, đây là thời điểm giao mùa, nguy cơ bùng phát dịch sẽ lớn hơn khi môi trường ẩm thấp, mưa nhiều và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để muỗi Aedes phát triển mạnh.

Dù là bệnh truyền nhiễm phổ biến, song sốt xuất huyết tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm (như hạ tiểu cầu; Suy chức năng gan, thận; Biến chứng thần kinh như viêm não hoặc co giật; Suy hô hấp cấp tính) nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dịch bệnh có thể lan rộng nhanh chóng nếu không có sự vào cuộc kịp thời và chủ động của các cơ quan chức năng, cũng như ý thức phòng bệnh từ mỗi người dân. Do đó, việc chủ động triển khai các công tác phòng, chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Để triển khai sớm các biện pháp phòng chống, không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong, Bộ Y tế đề nghị các UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung, công tác, cụ thể như sau:

Cần tổ chức phun hóa chất diệt muỗi dể phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương - Ảnh: Suckhoedoisong

Cần tổ chức phun hóa chất diệt muỗi dể phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương - Ảnh: Suckhoedoisong

- Ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025). Chủ động công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trước mùa dịch và triển khai các hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

- Giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời.

- Có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

Bộ cũng chỉ đạo Sở Y tế triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương bằng cách:

 

- Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số vector trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát động học sinh tham gia dọn dẹp vệ sinh, loại bỏ ổ chứa lăng quăng khu nhà ở và trường học.

- Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, các cơ quan thông tin đại chúng để triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết như:

+ Lật úp dụng cụ chứa nước không sử dụng như cây cảnh, lốp xe, ly nhựa dùng 1 lần...

+ Chủ động diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Nằm màn để chống muỗi đốt.

+ Truyền thông tới người dân về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, cũng như hướng dẫn khi mắc bệnh không tự điều trị tại nhà mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

+ Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.

+ Đánh giá tình hình dịch bệnh để đề xuất các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Bộ cũng chỉ đạo Sở Tài chính căn cứ kế hoạch phòng, chống sốt xuất huyết năm 2025 trình UBND các tỉnh, thành phố cấp và bổ sung kinh phí kịp thời để chủ động triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết trước mùa dịch.

Vi Bùi (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm