Ước tính mỗi năm cả nước có 500 - 700 trường hợp có nhu cầu mang thai hộ
Người nhờ và người mang thai hộ đều được hưởng bảo hiểm xã hội
Mang thai hộ phải có cùng huyết thống 3 đời
Gian nan “kiếp mượn bụng”
Cơ sở y tế nào sẽ được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ?
Mang thai hộ vì lợi nhuận sẽ bị phạt 10 năm tù?
Theo đó, vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ và trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý; Được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Các cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này. Các cơ sở khám chữa bệnh sẽ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan công an hỗ trợ. Các cơ sở trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ và về chuyên môn, kỹ thuật do cơ sở mình thực hiện.
Để có thể thực hiện được việc mang thai hộ thì người nhờ mang thai hộ phải là những cặp vợ chồng kết hôn sau 1 năm, chưa có con dù sinh hoạt tình dục bình thường, không có biện pháp tránh thai. Những người phụ nữ không có tử cung hoặc bị bệnh, bệnh lý như tim mạch có thể nhờ mang thai hộ.
Đặc biệt, chỉ người có cùng huyết thống 3 đời như: Cùng hàng, con cô, con chú, con bác, con dì, đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần, ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền được phép mang thai hộ. Nếu vợ chồng ly dị phải được được sự đồng ý của người chồng.
Theo quy định trong Luật BHXH mới sửa đổi, người mang thai hộ sẽ được nghỉ bốn tháng sau khi sinh để phục hồi sức khỏe, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ tùy vào đứa con chuyển giao cho người mẹ. Nếu đứa bé được chuyển giao cho người nhờ mang thai hộ sau sáu tháng sẽ không được nhận bảo hiểm xã hội. Riêng người mẹ mang thai hộ sẽ được hưởng trợ cấp khi con đủ sáu tháng tuổi…
Bình luận của bạn