Người nhờ và người mang thai hộ đều được hưởng bảo hiểm xã hội

Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu nhiều điểm mới trong Luật Bảo hiểm xã hội

Hơn 64 triệu người tham gia BHYT

Vụ 50.000 thẻ cùng ngày sinh: Lãnh đạo BHXH nhận lỗi

Người nghèo được hưởng bảo hiểm y tế 100%

Luật BHYT sửa đổi: Nhiều người được miễn viện phí

Theo bà Trần Thị Thúy Nga, những vấn đề trên mới chỉ quy định khung trong Luật Bảo hiểm xã hội, vì vậy cần phải chờ Luật hôn nhân gia đình hướng dẫn cụ thể về quy định trên thì Luật Bảo hiểm xã hội mới có hướng dẫn.

Cụ thể Luật Bảo hiểm xã hội sẽ hướng dẫn theo hướng người mang thai hộ tham gia bảo hiểm xã hội và người mẹ nhờ mang thai hộ đều được hưởng bảo hiểm xã hội. Vì người mang thai hộ được hưởng bảo hiểm xã hội để đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ đó khi người ta mang thai và sinh con và người nhờ mang thai hộ được hưởng bảo hiểm xã hội để chăm sóc con. Tuy nhiên điều kiện hưởng khác nhau.

Theo đó, người mang thai hộ được nghỉ bốn tháng sau khi sinh để phục hồi sức khỏe, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ tùy vào đứa con chuyển giao cho người mẹ. Nếu đứa bé được chuyển giao cho người nhờ mang thai hộ sau sáu tháng sẽ không được nhận bảo hiểm xã hội. Riêng người mẹ mang thai hộ sẽ được hưởng trợ cấp khi con đủ sáu tháng tuổi…

Theo bà Nga, việc cho người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đều được hưởng bảo hiểm xã hội, Vụ bảo hiểm xã hội đã tính đến yếu tố quỹ bảo hiểm xã hội mới đưa vào: “Hiện nhóm đối tượng đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mang thai hộ không nhiều, nhưng không phải không có…”.

Ngoài ra, sửa đổi quy định thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con dưới sáu tháng tuổi.

Trong trường hợp vợ sinh thường, lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản năm ngày. Vợ sinh phải phẫu thuật, con 32 tuần tuổi được nghỉ bảy ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm ba ngày, trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội đủ ba tháng trở lên trong thời gian 12 tháng (1 năm) trước khi sinh thay vì phải đóng bảo hiểm xã hội đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con như Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Lưu ý, các trường hợp đóng đủ ba tháng phải có chỉ định của bác sỹ là người phụ nữ đang phải điều trị, không được làm việc và toàn bộ thời gian chín tháng còn lại người phụ nữ không thể đóng bảo hiểm, lúc đó mới được chấp nhận.

Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định điều kiện hưởng lương hưu đã sửa đổi quy định lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu. Những đối tượng này không được áp dụng quy định mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở. Có lộ trình tăng dần tuổi hưởng lương hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% từ nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi lên 55 tuổi với nam và 50 tuổi với nữ.

Đổi mới công tác quản lý Bảo hiểm xã hội

Thứ trưởng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phạm Minh Huân cho rằng sắp tới Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đưa công nghệ thông tin vào quản lý chi trả bảo hiểm xã hội: “Tôi cho rằng việc đưa công nghệ vào sẽ giảm chi phí. Bên cạnh đó thủ tục, công tác quản lý, người nhận cũng rất đơn giản hơn hiện nay”.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin