Hung thủ không lường trước
Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng, sự tắc trách của các bác sỹ, y tá, điều dưỡng của bệnh viện mới để xảy ra tình trạng bệnh nhân bị cắt đứt một chân như vậy. Tuy nhiên, theo phía bệnh viện, bản thân các bác sỹ, điều dưỡng cũng không thể ngờ trước được chính người thân của nạn nhân - mà ở đây là em trai nạn nhân, người luôn chăm sóc nạn nhân những ngày trước đó, lại chính là hung thủ.
ThS.BS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Bệnh viện Saint Paul khẳng định: Khi phát hiện sự việc, kíp trực tại khoa Phẫu thuật thần kinh đã lập tức can thiệp, bắt giữ hung thủ và đưa nạn nhân đi cấp cứu
Bản giải trình từ bệnh viện ghi rõ: Sự việc xảy ra vào khoảng 3h20 sáng ngày 2/1/2014. Theo điều dưỡng trực tại khoa Phẫu thuật thần kinh hôm đó, lúc 1h30 sáng, bệnh nhân đang được người nhà xoa bóp, con gái bệnh nhân xoa đầu và mặt, người em trai xoa bóp vùng chân. Điều dưỡng có ghé qua hỏi thăm thì bệnh nhân trả lời không đau, không phát hiện thêm gì. Đến 2h45, vẫn thấy người nhà xoa bóp bệnh nhân, nghi ngờ có biểu hiện bất thường, điều dưỡng đến giường kiểm tra lại thì bệnh nhân gọi biết, không kêu đau, nằm yên, thở đều. Đến khoảng 3h20, khi người thanh niên có hành động quá khích: bẻ chân nạn nhân, ghì chân nạn nhân vào thành giường và dùng dao liên tục cưa chặt chân... thì sự việc mới được phát hiện. Và người thanh niên - em nạn nhân đã có những hành động đe dọa những người xung quanh không cho ứng cứu nạn nhân.
Ngay lập tức, điều dưỡng đã báo cáo lãnh đạo khoa, lãnh đạo viện, bảo vệ, công an... tiếp cận và giải cứu bệnh nhân. Bệnh nhân đã được đưa vào phòng mổ cấp cứu ngay sau đó. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh nhân có bệnh hiểm nghèo, đã điều trị lâu dài, toàn trạng kém, nền tổ chức mô mềm kém đàn hồi, các mạch máu dễ tổn thương..., kết hợp với việc các dây chằng gối đã bị cắt đứt, các khối cơ bầm dập không có cấp máu và không có khả năng bảo tồn, kíp phẫu thuật đã phải cắt cụt 1/3 dưới đùi phải, khâu vết thương da cổ chân trái. Tình hình vết thương của bệnh nhân sau mổ ổn định tiến triển, hiện đang nằm điều trị tại phòng riêng của khoa Tăng cường Ngoại. Hiện nay, vết thương ở chân nạn nhân đã ổn định và đang được điều trị tích cực.
Sau sự việc, tình hình an ninh tại các khoa phòng của Bệnh viện Saint Paul cũng được tăng cường hơn nữa. “Bình thường, đối tượng là người lạ, không phải thân nhân bệnh nhân sẽ vô cùng khó khăn để vào khu vực này do bệnh viện phát thẻ thăm nuôi người bệnh, chỉ những người có thẻ mới được vào khu vực này. Nhưng lần này, người gây án lại là em ruột của nạn nhân, là sự việc không ai có thể lường trước và phòng ngừa”, ThS.BS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết.
Ngay sau sự việc, hung thủ đã bị cơ công an phường Điện Biên bắt giữ. Thông tin từ phía cơ quan công an cho thấy, hung thủ Trần Tuấn Khương dương tính với ma túy (amphetamin). TS Trần Hữu Bình, Trưởng phòng Điều trị nghiện chất - Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương cho biết, người nghiện chất (cần sa, ma túy, morphine, thuốc lắc, ma túy đá, ma túy tổng hợp...) sử dụng quá liều có thể rơi vào tình trạng buồn chán, ảo giác, hoang tưởng. Họ sẽ “nhìn thấy” bị quái vật tấn công, bị đe dọa tính mạng, dẫn đến các hành vi rối loạn, khó lòng ngăn chặn được. Do không còn tỉnh táo nên các hành vi phạm tội cũng hết sức khủng khiếp.
Bệnh nhân đã tỉnh nhưng tiên lượng nặng
Trả lời về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân TTD, ThS.BS Nguyễn Đình Hưng cho biết, bệnh nhân TTD đang được điều trị tích cực, liên tục theo dõi, thăm dò chức năng để đảm bảo tình thần ổn định. Bệnh nhân đã trở về tình trạng lúc tỉnh táo, lúc nhầm lẫn do não chưa kiểm soát được cơ thể như trước khi sự việc xảy ra. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là tổn thương ở não do ung thư di căn, thường trực đe dọa tính mạng người bệnh. Theo bác sỹ Hưng, bệnh viện không chủ trương mổ lấy khối u vì khối u lớn, ở vị trí khó phẫu thuật cắt bỏ - bệnh nhân đã từng phẫu thuật khối u não ở bệnh viện khác như không giải quyết được. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng đã có 2 cơn đe dọa ngừng thở.
An ninh được tăng cường tại tất cả các khoa phòng của bệnh viện
Theo BS. Hưng, bệnh nhân bị u não thường không kiểm soát được cơ thể nên hay rơi vào trạng thái lơ mơ, cảm giác đau giảm đi rất nhiều, lúc tỉnh thì có nhận biết. Điều này cũng có thể lý giải khi bệnh nhân gặp tổn thương - cụ thể như trường hợp này là bị dùng dao cắt chân - lại không có những phản ứng kêu đau, phản xạ đạp, giằng giãy như người bình thường.
Cũng theo thông tin từ bệnh viện, hiện nay, bệnh nhân TTD vẫn phải điều trị tích cực, dùng thuốc an thần nhẹ, thở máy qua ống nội khí quản... Bệnh nhân cũng được các bác sỹ, y tá động viên, an ủi để ổn định tinh thần mỗi khi tỉnh.
Hiện, bệnh nhân vẫn có người nhà đến chăm sóc bình thường.
Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng, sự tắc trách của các bác sỹ, y tá, điều dưỡng của bệnh viện mới để xảy ra tình trạng bệnh nhân bị cắt đứt một chân như vậy. Tuy nhiên, theo phía bệnh viện, bản thân các bác sỹ, điều dưỡng cũng không thể ngờ trước được chính người thân của nạn nhân - mà ở đây là em trai nạn nhân, người luôn chăm sóc nạn nhân những ngày trước đó, lại chính là hung thủ.
ThS.BS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Bệnh viện Saint Paul khẳng định: Khi phát hiện sự việc, kíp trực tại khoa Phẫu thuật thần kinh đã lập tức can thiệp, bắt giữ hung thủ và đưa nạn nhân đi cấp cứu
Bản giải trình từ bệnh viện ghi rõ: Sự việc xảy ra vào khoảng 3h20 sáng ngày 2/1/2014. Theo điều dưỡng trực tại khoa Phẫu thuật thần kinh hôm đó, lúc 1h30 sáng, bệnh nhân đang được người nhà xoa bóp, con gái bệnh nhân xoa đầu và mặt, người em trai xoa bóp vùng chân. Điều dưỡng có ghé qua hỏi thăm thì bệnh nhân trả lời không đau, không phát hiện thêm gì. Đến 2h45, vẫn thấy người nhà xoa bóp bệnh nhân, nghi ngờ có biểu hiện bất thường, điều dưỡng đến giường kiểm tra lại thì bệnh nhân gọi biết, không kêu đau, nằm yên, thở đều. Đến khoảng 3h20, khi người thanh niên có hành động quá khích: bẻ chân nạn nhân, ghì chân nạn nhân vào thành giường và dùng dao liên tục cưa chặt chân... thì sự việc mới được phát hiện. Và người thanh niên - em nạn nhân đã có những hành động đe dọa những người xung quanh không cho ứng cứu nạn nhân.
Ngay lập tức, điều dưỡng đã báo cáo lãnh đạo khoa, lãnh đạo viện, bảo vệ, công an... tiếp cận và giải cứu bệnh nhân. Bệnh nhân đã được đưa vào phòng mổ cấp cứu ngay sau đó. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh nhân có bệnh hiểm nghèo, đã điều trị lâu dài, toàn trạng kém, nền tổ chức mô mềm kém đàn hồi, các mạch máu dễ tổn thương..., kết hợp với việc các dây chằng gối đã bị cắt đứt, các khối cơ bầm dập không có cấp máu và không có khả năng bảo tồn, kíp phẫu thuật đã phải cắt cụt 1/3 dưới đùi phải, khâu vết thương da cổ chân trái. Tình hình vết thương của bệnh nhân sau mổ ổn định tiến triển, hiện đang nằm điều trị tại phòng riêng của khoa Tăng cường Ngoại. Hiện nay, vết thương ở chân nạn nhân đã ổn định và đang được điều trị tích cực.
Sau sự việc, tình hình an ninh tại các khoa phòng của Bệnh viện Saint Paul cũng được tăng cường hơn nữa. “Bình thường, đối tượng là người lạ, không phải thân nhân bệnh nhân sẽ vô cùng khó khăn để vào khu vực này do bệnh viện phát thẻ thăm nuôi người bệnh, chỉ những người có thẻ mới được vào khu vực này. Nhưng lần này, người gây án lại là em ruột của nạn nhân, là sự việc không ai có thể lường trước và phòng ngừa”, ThS.BS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết.
Ngay sau sự việc, hung thủ đã bị cơ công an phường Điện Biên bắt giữ. Thông tin từ phía cơ quan công an cho thấy, hung thủ Trần Tuấn Khương dương tính với ma túy (amphetamin). TS Trần Hữu Bình, Trưởng phòng Điều trị nghiện chất - Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương cho biết, người nghiện chất (cần sa, ma túy, morphine, thuốc lắc, ma túy đá, ma túy tổng hợp...) sử dụng quá liều có thể rơi vào tình trạng buồn chán, ảo giác, hoang tưởng. Họ sẽ “nhìn thấy” bị quái vật tấn công, bị đe dọa tính mạng, dẫn đến các hành vi rối loạn, khó lòng ngăn chặn được. Do không còn tỉnh táo nên các hành vi phạm tội cũng hết sức khủng khiếp.
Bệnh nhân đã tỉnh nhưng tiên lượng nặng
Trả lời về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân TTD, ThS.BS Nguyễn Đình Hưng cho biết, bệnh nhân TTD đang được điều trị tích cực, liên tục theo dõi, thăm dò chức năng để đảm bảo tình thần ổn định. Bệnh nhân đã trở về tình trạng lúc tỉnh táo, lúc nhầm lẫn do não chưa kiểm soát được cơ thể như trước khi sự việc xảy ra. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là tổn thương ở não do ung thư di căn, thường trực đe dọa tính mạng người bệnh. Theo bác sỹ Hưng, bệnh viện không chủ trương mổ lấy khối u vì khối u lớn, ở vị trí khó phẫu thuật cắt bỏ - bệnh nhân đã từng phẫu thuật khối u não ở bệnh viện khác như không giải quyết được. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng đã có 2 cơn đe dọa ngừng thở.
An ninh được tăng cường tại tất cả các khoa phòng của bệnh viện
Theo BS. Hưng, bệnh nhân bị u não thường không kiểm soát được cơ thể nên hay rơi vào trạng thái lơ mơ, cảm giác đau giảm đi rất nhiều, lúc tỉnh thì có nhận biết. Điều này cũng có thể lý giải khi bệnh nhân gặp tổn thương - cụ thể như trường hợp này là bị dùng dao cắt chân - lại không có những phản ứng kêu đau, phản xạ đạp, giằng giãy như người bình thường.
Cũng theo thông tin từ bệnh viện, hiện nay, bệnh nhân TTD vẫn phải điều trị tích cực, dùng thuốc an thần nhẹ, thở máy qua ống nội khí quản... Bệnh nhân cũng được các bác sỹ, y tá động viên, an ủi để ổn định tinh thần mỗi khi tỉnh.
Hiện, bệnh nhân vẫn có người nhà đến chăm sóc bình thường.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn