Theo ghi nhận của phóng viên, cùng thời điểm đoàn kiểm tra làm việc tại trường, nhiều phụ huynh của các em đến trường để xin đón các em về nhà.
Rất nhiều em khi được hỏi đều bày tỏ mong muốn được về nhà “vì ở lại sợ bị các cô đánh đập”.
Người thân đến đón các em
Người thân của các em cho biết họ hết sức đau xót và phẫn nộ khi nhìn những hình ảnh trên báo chí về việc con em mình bị hành hạ nhiều lần nhưng trước đó họ không hề hay biết gì.
“Cháu Kỳ Nam, một trong những học sinh bị đánh đập, của tôi học ở đây được 4 năm rồi. Mỗi tháng phải nộp tiền học 8 triệu đồng nhưng trường quy định nộp trước theo quý (24 triệu đồng/quý). Bố mẹ cháu chia tay nhau, lâu nay cháu ở với vợ chồng tôi. Gia đình gửi cháu ở đây với hy vọng cháu được dạy dỗ, chăm sóc chu đáo, nào ngờ lại bị đánh đập thậm tệ đến như vậy”, bà Nga, bà nội Kỳ Nam , vừa khóc vừa nói.
Bé Kỳ Nam được ông bà đón về
Theo đại diện Phòng Giáo dục quận Tân Bình, nhiều bảo mẫu của trường không hề có bằng cấp chuyên môn, cơ sở vật chất cho việc dạy học tại Trường Anh Vương cũng không đảm bảo.
Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Sau khi kiểm tra, chúng tôi khẳng định Anh Vương không phải là trường, mà đang hoạt động theo mô hình công ty với chức năng chăm sóc người già... Cơ sở này từng bị rút giấy phép, giải thể. Tại thời điểm kiểm tra, hoạt động dạy học ở đây theo kiểu trá hình”.
Cơ quan chức năng làm việc tại trường Anh Vương
Trường Anh Vương nằm sau lưng trụ sở UBND Phường 15. Vì sao một cơ sở giáo dục không phép nhưng vẫn hoạt động công khai, để nhiều lần xảy ra hành vi ngược đãi, đánh đập trẻ em mà không hề bị xử lý?
Trước bức xúc này, bà Thanh thừa nhận đã có sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương.
Bình luận của bạn