Cúm A/H5N6 độc lực cao xuất hiện ở Hà Nam

Chim hoang dã là nguồn lây nhiễm cúm A/H5N6 khó kiểm soát

Việt Nam sản xuất thành công vaccine cúm A/H5N1

Video: 10 sự thật về bệnh cúm lợn (cúm A/H1N1)

225 người đã tử vong vì cúm A(H7N9)

Nghệ An xuất hiện ổ dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ nhiều chủng virus cúm mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Hiện nay, tại nhiều địa phương ở nước ta đang là thời điểm tái đàn gia cầm mạnh nên nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm sang người và bùng phát thành dịch là rất lớn...

Về ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 được ghi nhận ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, kết quả giải trình tự gen của các mẫu virus cúm A/H5N6 cho thấy chúng tương đồng trên 99% so với chủng virus cúm A/H5N6 gây tử vong ở người tại Tứ Xuyên - Trung Quốc.

Trước đó, tại xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cũng ghi nhận một ổ dịch cúm A/H5N6 ở gia cầm tại xóm Dinh, Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An đã trực tiếp cử đội đáp ứng chống dịch đến tổ chức điều tra ổ dịch và hỗ trợ đơn vị y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch, toàn bộ thành viên trong hộ gia đình có ổ dịch cúm trên gia cầm và tất cả những người có tiếp xúc gần với ổ dịch cúm gia cầm đã được theo dõi sức khỏe. 

Tập quán sống chung với gia cầm làm tăng nguy cơ nhiễm virus cúm A ở người (ảnh minh họa)

Theo Cục Thú y, các triệu chứng lâm sàng của cúm A/H5N6 tương đối giống cúm gia cầm khác như H5N1, chỉ qua xét nghiệm mới có kết luận chính xác chủng virus gây bệnh. Hiện vaccine ngừa cúm gia cầm có tác dụng bảo hộ tốt với virus cúm A/H5N6 và nước ta có thể chủ động nguồn vaccine để phòng chống dịch. Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các địa phương không nên chủ quan bởi virus cúm có thể lây lan qua chim hoang dã nên rất khó kiểm soát. Virus cúm A/H5N6 từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Trường hợp tử vong tại Trung Quốc được ghi nhận là ca bệnh duy nhất mắc cúm A/H5N6 ở người cho đến nay.

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, ngoài chủng cúm gia cầm A/H5N6, Việt Nam là một trong những nước đang lưu hành các chủng virus cúm mạnh như cúm A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9, A/H9N2, A/H5N3, A/H5N8...

Kết quả giám sát trên người của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trong những tháng đầu năm nay, virus cúm A/H3N2 là chủng lưu hành chủ yếu (chiếm 77,8%), tiếp đó là virus cúm A/H1N1 và cúm B. Hàng năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 1,5 - 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, chủ yếu do các chủng virus cúm mùa A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn