Ăn nhanh làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Nguồn ảnh: Internet
Nội soi đường tiêu hoá bằng một viên thuốc!
Men tiêu hóa khác men vi sinh - Đừng nhầm!
Con bị rối loạn tiêu hóa - Mẹ phải làm sao?
PGS.TS Trần Đình Toán - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị: Thức ăn khi vào khoang miệng tức là đã đi vào hệ thống tiêu hóa. Thức ăn được tiến hành nhai nát tại khoang miệng, làm cho thức ăn được trộn đều với men tiêu hóa trong nước bọt. Mục đích của công việc này là để cho thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn. Nếu ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm đau dạ dày. Đây là một căn bệnh tương đối phổ biến. Đau dạ dày, hành tá tràng lâu và nặng có thể dẫn tới ung thư dạ dày, biến dạng hành tá tràng rất khó chữa. Ngoài ra, tình trạng ăn linh tinh, ăn không đúng bữa, để dạ dày no quá hoặc đói quá hay ăn thức ăn nóng, lạnh quá cũng ảnh hưởng tương tự.
Bên cạnh đó, thói quen hay chan canh vào cơm với mục đích để ăn cho nhanh cũng rất gây hại cho dạ dày vì thức ăn được nuốt xuống chứa quá nhiều canh, làm cho dịch tiêu hóa trong dạ dày bị loãng đi khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn. Tương tự, việc uống nước ngay sau khi ăn cơm xong cũng làm loãng acid dạ dày, ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, cần tập thói quen "nhai kỹ no lâu" để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng.
Bình luận của bạn