Trẻ thường hay quấy khóc khi bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ biếng ăn & Nguyên tắc "Makeno"
Sai lầm khi dùng kháng sinh cho trẻ
Bảo vệ trẻ trước trò chơi bạo lực
Những bệnh hô hấp trẻ thường gặp vào mùa đông
Bí quyết giúp trẻ em sống vui khỏe mỗi ngày
Là tình trạng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng hệ tiêu hóa, gây đau bụng kèm theo một số triệu chứng khác, bao gồm cả sự thay đổi tính chất của phân.
Rối loạn tiêu hóa nếu được điều trị sớm, kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn nhưng nếu không được chữa trị ngay sẽ dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương đường ruột mạn tính. Khi đó, bệnh sẽ tái phát thường xuyên hơn và làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển cả về trí não và suy giảm chức năng miễn dịch. Đây là điều kiện để các tác nhân bên ngoài tấn công cơ thể non nớt của trẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh về khuẩn đường tiêu hóa, y học gọi là “Vòng xoắn bệnh lý”.
Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống. Với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa, chắc chắn khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ ăn vào nhưng lại nôn trớ ra, kém hấp thụ… lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và diễn tiến đến suy dinh dưỡng. Vì thế những trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.
Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên cho trẻ đưa các loại đồ chơi vào miệng sẽ dễ làm vi khuẩn tấn công. Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn để phòng ngừa tiêu chảy
- Vệ sinh đồ chơi của bé ít nhất 2 lần/tuần. Với những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Lau sạch các đồ chơi bằng gỗ hoặc giấy.
- Người lớn hay tiếp xúc với trẻ cần giữ sạch sẽ đặc biệt là tay
- Không nên ép bé ăn ngay khi thấy có dấu hiệu cải thiện đường ruột bởi chứng rối loạn tiêu hóa rất dễ tái phát nếu việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn chỉnh. Nên cho trẻ ăn từng ít một, tăng dần lượng khi trẻ đã khỏi hẳn.
- Chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách, tránh gây nhiễm bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé.
- Trong khi bé đang bị tiêu chảy, vẫn giữ chế độ ăn đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, tránh tình trạng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Các thực phẩm thích hợp chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ
- Rau: Mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ.
- Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quit, chuối, táo…
- Củ, quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…
- Ngũ cốc, đậu đỗ: Đậu xanh, đậu đỏ, gạo lức… Ngoài ra còn có các loại khác: Hạt é, sương sâm…
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ có dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc giữ vệ sinh trong ăn uống, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nên chú ý bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.
(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)
Bình luận của bạn